Phần 7 - Liên Kết Nội Bộ - Internal Link

Liên kết nội bộ (Internal links) là nhân tố quan trọng bật nhất trong SEO. Internal links là những liên kết qua lại giữa các trang trong cùng một tên miền.


Internal links là gì?

Internal links hay còn gọi liên kết nội bộ là một trong những yếu tố quan trọng bậc nhất trong SEO. Internal links là những liên kết qua lại giữa các trang trong cùng một tên miền.
Một cách nghĩ đơn giản hơn, liên kết nội bộ nghĩa là liên kết từ 1 trang đến 1 trang khác trên cùng trang web. Internal links thường được sử dụng để điều hướng trang web.

Công dụng của Internal links là gì?


  • Thường làm Menu cho trang web.
  • Thiết lập cấu trúc cho website.
  • Là nhân tố quan trọng trong Ranking keyword.
  • Tăng chỉ số PR đồng đều.
  • Tăng chỉ số Page Author.
  • Tăng tốc độ index.
Áp dụng tốt nhất trong SEO
Internal links là nhân tố quan trọng bậc nhất trong việc điều hướng URL và xây dựng cấu trúc website. Vì thế có thể nói tạo internal links nghĩa là xây dựng một cấu trúc website thân thiện bằng các liên kết nội bộ.

Trên một trang web, các công cụ tìm kiếm cần được nhìn thấy nội dung để liệt kê các trang quan trọng nhất dựa trên các từ khóa được đưa ra. Các công cụ tìm kiếm cần được quyền truy cập vào một cấu trúc liên kết để cho phép “spider” kiểm duyệt các đường đi của website - bằng cách này spider có thể tìm được tất cả các trang trên cùng 1 trang web. Có hàng trăm, hàng nghìn trang web mắc sai lầm quan trọng khi giấu hoặc chuyển hướng các liên kết nội bộ bằng những cách khiến spider không thể truy cập và thu thập dữ liệu, và do đó ảnh hưởng tới khả năng các trang được liệt kê trong chỉ số của công cụ tìm kiếm. Dưới đây là một ví dụ:
Trong ví dụ trên, bạn có thể thấy Google spider đang index nội dung của trang của A và thấy ở đây trang A có liên kết nội bộ đến trang B và E. Tuy nhiên mặc dù trang C và D có thể là 2 trang quan trọng trong trang web, nhưng Google Spider không thể nào có thể truy cập vào 2 trang đó (hoặc thậm chí biết 2 trang đó có tồn tại hay không) vì các trang đó không có liên kết trực tiếp nào trỏ đến nó. Theo như Google thì có thể các trang đó không tồn tại nội dung quan trọng, có chứa các từ khóa quan trọng, và nếu điều hướng tốt sẽ giúp cho spider không thấy sự khác biệt nào giữa các trang trong trang web và giúp nó có thể thu thập dữ liệu tốt hơn. Và khi bạn giúp Spider có thể thu thập dữ liệu nhanh chóng nghĩa là bạn đang tối ưu để thân thiện với nó. Chắc chắn Google rất thích điều này.

Dưới đây là một số lý do cho thấy tại sao web có thể không được lập chỉ mục là do không thể truy cập:

Liên kết thông qua các form yêu cầu

Các form yêu cầu có thể bao gồm các yếu tố cơ bản như việc thả xuống (ở menu) hoặc các yếu tố phức tạp như biểu mẫu thu thập dữ liệu. Trong cả hai trường hợp, Google Spider sẽ không cố gắng tìm kiếm và lập chỉ mục bởi vì sẽ rất khó khăn Spider mới có thể thu thập được dữ liệu chứa trong các Form yêu cầu.

Liên kết thông qua các hộp thoại tìm kiếm nội bộ

Google Spider sẽ không cố gắng để thực hiện việc tìm nội dung và do đó, sẽ có rất nhiều trang được ẩn sau hộp thoại tìm kiếm nội bộ mà nó không thể tiếp cận.

Liên kết đặt trong Un-Parseable Javascript

Liên kết được xây dựng bằng cách sử dụng Javascript sẽ khiến Google Spider gặp khó khăn trong việc thu thập dữ liệu, vì thế Google khuyến khích chúng ta tạo những liên kết HTML tiêu chuẩn thay vì sử dụng Javascript làm liên kết.

Liên kết trong Flash hoặc các Plug-Ins

Các liên kết được nhúng bên trong Flash, Java Applet hoặc các Plug-ins thường không thân thiện với các công cụ tìm kiếm.

Liên kết trỏ đến các trang bị chặn bởi Robots Meta tag hoặc Robots.txt

Các tag Meta Robots và tập tin Robots.txt cho phép chủ sở hữu trang web có thể hạn chế Google Spider truy cập đến một trang nào đó.

Liên kết trong trang có hàng trăm hoặc ngàn nghìn liên kết.

Các công cụ tìm kiếm đều có một giới hạn khoảng 150 liên kết cho mỗi trang. Đây là giới hạn phần nào linh hoạt, và các trang đặc biệt quan trọng có thể có lên 200 hoặc thậm chí 250 liên kết, nhưng trong thực tế nói chung, hãy hạn chế số lượng liên kết trên trang trong khoảng 100 liên kết nội bộ thôi.

Liên kết trong các Frames hoặc I-Frames

Về mặt kỹ thuật, các liên kết trong cả Frames và I-Frames đều có thể thu thập dữ liệu, tuy nhiên cả hai cấu trúc hiện nay vẫn có nhiều vấn đề khiến Spider khó khăn trong việc thu thập dữ liệu. Chỉ một số ít người quản trị chuyên nghiệp với một sự hiểu biết kỹ thuật cực tốt, hiểu rõ được cách thức tìm kiếm của Google Spider mới có thể giúp Spider thu thập dữ liệu dễ dàng. Vì vậy không nên sử dụng những yếu tố này để kết hợp với các liên kết nội bộ.

Bằng cách sàng lọc các liên kết nội bộ trên trang web, tạo liên kết trong HTML đơn giản sẽ cho phép các Google Spider dễ dàng truy cập đến các trang nội dung của họ. Liên kết có thể có các thuộc tính bổ sung để các công cụ bỏ qua một số liên kết này, với ngoại lệ quan trọng của thẻ rel = "nofollow" tag.

Rel= "nofollow" có thể được sử dụng với cú pháp sau:

Mã code link nofollow

Lời khuyên của mình  trong bài Internal links?

Liên kết nội bộ là vô cùng quan trọng, thông qua việc liên kết và thói quen click chuột vào các liên kết này của người dùng Google sẽ biết được trang của bạn đang nói về chủ đề gì do đó Internal Link được xem là 1 trong những yếu tố SEO quan trọng bậc nhất. Các bạn hãy cố gắng tạo các liên kết nội bộ trong trang web của minh nhé.


Like , G+ và Share ủng hộ Vietchiase.com - Góc chia sẻ dành cho người Việt nhé ! ❤ Cám ơn ❤
Chia sẻ:

Không có nhận xét nào: