Forum seeding không chết bất chấp thực tế bất cập đã nêu ra trong phần 1. Tuy nhiên chắc chắn seeding theo kiểu cũ không còn mang lại nhiều giá trị, hoặc chỉ để cầu may. Vậy seeding theo kiểu mới là như thế nào.


Xem lại bài viết tại phần 1

Đầu tiên hãy xem lại vai trò của Seeding:


  • Awareness: đối với các sự kiện nóng hoặc các dịp ra mắt sản phẩm mới thì Forum seeding vẫn đóng 1 vai trò quan trọng để truyền tải thông tin đến số đông người quan tâm. Ví dụ sự kiện ra mắt iPhone 6, Galaxy S5 đều được live report trên Tinhte. Hay Photo marathon của Canon luôn được hỗ trợ đắc lực từ Vnphoto. Tuy nhiên trong đa số các trường hợp còn lại, Facebook, Youtube hoặc Display Ads sẽ đem lại awareness rộng rãi và nhanh chóng hơn rất nhiều

    Một case khá thú vị đến từ Oppo Vietnam với sự kiện tặng vé xem Transformer 4 . Chỉ trong vòng 5 tiếng đầu tiên khi mở topic trên Tinhte, họ đã thu hút được hơn 10,000 lượt truy cập website cùng với hàng trăm lượt đăng kí nhận vé. Hoặc sự kiện ra mắt Windows 8 tháng 10/2012, chỉ với 1 bài review của Cuhiep đã thu hút hơn 2000 visit trong ngày đầu​.
  • Educate: Đây là vai trò chính yếu của Seeding. Người dùng thường có xu hướng tìm hiểu kĩ về sản phẩm trước khi quyết định mua, và forum là sự lựa chọn hàng đầu với những topic chuyên sâu và nhiều người dùng có kinh nghiệm. Ví dụ Tinhte là kênh tham khảo quan trọng trước khi mua hàng công nghệ, còn Webtretho đem đến những lời khuyên đáng giá về đủ các thứ từ sức khoẻ làm đẹp giáo dục đến trang trí nội thất, tài chính…
  • Bán hàng/ khuyến mãi: Những bạn năng động khéo léo vẫn có thể bán hàng trên Tinhte, , Otofun, Vnphoto…Các chương trình tặng sampling rất hot trên Webtretho. Chúng ta vẫn có thể tận dụng cộng đồng hùng hậu có cùng mối quan tâm trên forum để kích cầu
    Càng ngày các forum đi vào thực chất để phát triển cộng đồng vững mạnh có giá trị. Đội ngũ Admin sẽ ngày càng khắt khe hơn để bảo vệ mảnh đất của mình trước những người thích trục lợi. Seeding cần chuyển hoá sang hình thức mới để đảm bảo hài hoà lợi ích giữa Admin, Advertiser, và người dùng. Đó là hình thức Seeding 3.0



Tạm ví von 1 tí cho dễ hiểu

Seeding 1.0:
Bạn thấy 1 mảnh đất màu mỡ có vẻ như đang bỏ hoang bèn lén "gieo” vài hạt giống trên đấy đợi ngày hái quả. May mắn là đất tốt thật và người chủ không để ý nên được thu hoạch miễn phí. Thi thoảng không may gặp đất xấu hoặc chủ đất hốt mất cả cây lẫn quả thì mất trắng. Nhưng dù sao đất vẫn rất nhiều, đủ để vương vãi hạt giống khắp nơi. Seeding 1.0 là hoạt động 1 chiều của các Advertiser

Seeding 2.0:
Chủ đất thấy bạn mát tay và đất bắt đầu khan hiếm nên thu phí sử dụng. Cộng với đất bị thâm canh nhiều nên cằn cỗi. Xuất hiện những đội chuyên đi nhận gieo hạt thuê với đầy đủ máy móc, phân thuốc và kĩ thuật gieo trồng đỉnh nhất nhưng vẫn không chống lại nổi đội ngũ chủ đất vốn quá quen với các thể loại gieo trồng lén. Quả không ngọt mà chi phí ngày càng tăng cao khiến việc trồng trọt không còn béo bở nữa. Chỉ béo ông chủ đất ngồi thu phí, các bạn cò đất và các bạn nông dân làm công. Seeding 2.0 là sự thoả hiệp giữa Advertiser với Admin, nhưng người dùng không thực sự có lợi

Seeding 3.0
Bạn cần suy nghĩ đến việc khai thác 1 cách nghiêm túc và đem lại giá trị thật sự cho mảnh đất đó để còn khai thác lâu dài. Chủ đất cần mở cửa chào đón các nhà sản xuất đến bàn bạc cách thức hợp tác hơn là khư khư giữ đất. Cộng đồng cũng phải quen với sự có mặt của đội quân trồng trọt như lẽ thường tình, miễn họ được nhiều lợi ích hơn

Việc đầu tiên là Advertiser cần ngồi với Admin để tìm hiểu kĩ lưỡng về quy mô, tính cách, đặc điểm riêng của Forum. Từ đó phân hoạch ra những thửa đất, những loại hạt giống và cách thức seed. Chiến lược Seeding 3.0 là sự kết hợp hài hoà của 3 công đoạn

1. Đầu tư hạ tầng:
Advertiser nên bước vào forum với vị thế của người đem tới những cơ hội mới. Tài trợ offline, tặng quà cho member, ủng hộ quỹ từ thiện, bán hàng giảm giá …. Thiết lập các mối quan hệ lâu bền với Admin, Influencer và duy trì hiện diện thường xuyên. Lắng nghe các đánh giá và giải đáp thắc mắc của cộng đồng để thực sự thấu hiểu mong muốn của họ

Ví dụ Oppo có quan hệ rất tốt với admin Tinhte, Voz, Techrum, Vn-zoom. Toyota, Honda thường xuyên có sự liên hệ chặt chẽ với Otofun, Otosaigon.

2. Phát triển cộng đồng:
Nếu bạn chỉ chăm chăm đi khai thác thì đến 1 ngày tài nguyên cũng sẽ cạn kiệt. Advertiser nên đem tới những giá trị mới để bồi đắp cho forum, đem lại quyền lợi thật sự cho người dùng.

- Cung cấp kiến thức: giúp cộng đồng có những hiểu biết đúng đắn về ngành, biết lựa chọn thông minh, biết trân trọng các giá trị tốt đẹp. Hình thức là các topic chia sẻ với đội ngũ chuyên gia tư vấn chuyên sâu

- Cung cấp những nội dung độc đáo: âm nhạc, phim, ứng dụng….

- Tổ chức những hoạt động mang tính trải nghiệm: offline đánh giá sản phẩm, triển lãm sản phẩm, dùng thử, hoặc training miễn phí.

Ví dụ các brand oto nên tổ chức các buổi offroad, test xe. Các brand sữa bầu nên có các buổi tư vấn mang thai. Nike, Tiger nên kết hợp với các forum tổ chức những buổi offline cổ vũ bóng đá

3. Gieo trồng và Gặt hái
Đến đây, Advertiser có thể đường hoàng gieo trồng với sự chào đón của Admin và sự ủng hộ của cộng đồng.

Quảng cáo: những bài viết chính thức về sản phẩm, dịch vụ, hoặc live report về các sự kiện nóng
Tư vấn: xây dựng đội ngũ chăm sóc khách hàng để tư vấn, hướng dẫn, chia sẻ kinh nghiệm sử dụng sản phẩm
Fans: Xây dựng đội ngũ fans là hạt nhân cho các hoạt động offline, tư vấn hoặc lan truyền thông tin
Khuyến mãi: tặng voucher, tặng quà, mời dùng thử sản phẩm hoặc có các ưu đãi đặc biệt với những người ủng hộ.
Seeding 3.0 cần 1 sự đầu tư lâu dài và có chiều sâu. Chiến lược này phù hợp với những Brand lớn, thường xuyên có sản phẩm mới. Đối với các Brand khác thì Seeding 2.0 có vẻ phù hợp hơn nếu xây dựng được những câu chuyện sáng tạo. Cá nhân hoặc cty nhỏ vẫn có thể sử dụng seeding 1.0, nhưng đòi hỏi phải rất khéo léo

Seeding vẫn là 1 vũ khí lợi hại nếu biết sử dụng đúng. Ngược lại sẽ là sự lãng phí lớn về nhân lực và hình ảnh thương hiệu

Kết thúc bài viết, chân thành cảm ơn những chia sẻ thực tế của Đặng Quốc Cường (Marketing Director – Oppo Vietnam) và Huyền Trịnh (former Account Manager – Webtretho) để tác giả hoàn thành bài viết này. Hi vọng sẽ nhận được thêm nhiều góp ý của các bạn.

Like , G+ và Share ủng hộ Vietchiase.com - Góc chia sẻ dành cho người Việt nhé ! ❤ Cám ơn ❤
Chia sẻ:

Google Analytics là gì?

Đúng như tên gọi Analytics, Google Analytics ( GA ) là công cụ thống kê dữ liệu số mạnh nhất cho người quản trị web. GA chủ yếu phân tích số lượng người truy cập web site của bạn, phân loại và theo dõi số lượng người đó theo hành vi, độ tuổi, ngôn ngữ, thiết bị máy vi tính, điện thoại, từ khóa… Google Analytics là một phần không thể thiếu với người làm SEO.
Bài viết sau đây, mình tóm lược tính năng được sử dụng nhiều nhất trên Google Analytics.

B1. Đăng ký sử dụng Google Analytics.
Truy cập Google Analytics qua đường dẫ url: google.com/analytics/ và đăng nhập bằng tài khoản Gmail.

B2. Thêm trang web vào Google Analytics.
- Click vào ô Quản trị --> Thuộc tính --> Tạo thuộc tính mới theo ảnh.

Ảnh 2: thêm trang web vào google analytics
Ảnh 3: Thêm trang web vào Google Analytics

Điền thông tin website bạn cần thêm vào Google Analytics, nhớ chọn danh mục ngành nghề website và múi giờ báo cáo nhé!

- Sau khi hoàn tất, click chuột vào “ Nhận ID theo dõi “

Màn hình kế tiếp là ID theo dõi Google Analytics tạo ra cho website của bạn, bạn cần chèn đoạn mã này vào website nhập thông tin ở trên.

Như google hướng dẫn, ta có 2 cách chèn id theo dõi vào website
Cách 1: copy đoạn script và chèn trực tiếp sau thẻ body trang web bạn muốn theo dõi,
Cách 2: Lưu đoạn mã code ( id theo dõi ) vào một trang php, sau đó dùng lệnh include để chèn file php đó vào trang web bạn muốn Google Analytics thống kê.

Lưu ý: vị trí chèn ID theo dõi “ sau thẻ mở body “

B3. Xem Google Analytics thống kê tổng quan truy cập trang web:

Thống kê tổng quan:
Click vào ô “ Báo Cáo “ --> “ Trang tổng quan “ --> “ Trang tổng quan của tôi “
Màn hình hiển thị bảng thông báo: số lượng truy cập / tỉ lệ thoát theo ngày…



Thống kê truy cập theo thời gian thực: Thời gian thực --> Tổng quan

Google Analytics có tính năng nổi bật: thống kê số lượng truy cập website theo thời gian thực ( Real time ), có nghĩa là chúng ta có thể biết số lượng người đang truy cập website, thậm chí chúng ta biết được khách truy cập website ở địa điểm nào? Họ đang quan tâm lĩnh vực gì trên trang web….

Tra lưu lượng truy cập trang web thông qua từ khóa nào?
Click chuột vào: Sức thu hút --> Từ khóa --> Cơ bản
 Bảng này thông báo cho người quản trị thông tin từ khóa của website được xếp hạng Google và được người sử dụng click chuột vào. Nó giúp người quản trị web biết rõ từ khóa nào đã SEO thành công, từ khóa nào ít click chuột cần thay đổi tiêu đề, thẻ mô tả nhằm thu hút tỉ lệ click chuột.


Tra cứu hành vi khách truy cập website
Click chuột vào: Hành vi --> Lưu lượng hành vi, màn hình kế tiếp, Google Analytics hiển thị:
Trong bảng hiển thị này, người quản trị web biết được hành vi của khách truy cập trang web đang quản trị, từ đó biết được tỉ lệ thoát ở đâu nhiều nhất… từ đó xây dựng phương án điều hướng Onpage hiệu quả.

 Kiến thức và tính năng của Google Analytics rất nhiều, thật khó để tổng hợp hết trong bài viết này. Trên đây, mình chỉ phân tích và hướng dẫn các bạn đang tìm hiểu về Google Analytics kiến thức tổng quan nhất, hay được sử dụng nhất trong Google Analytics.



Like , G+ và Share ủng hộ Vietchiase.com - Góc chia sẻ dành cho người Việt nhé ! ❤ Cám ơn ❤
Chia sẻ:

Gooogle Webmaster Tool là gì?

 Đúng như tên gọi, Google Webmaster Tool là “ công cụ bậc thầy quản trị trang web “ do Google Inc phát triển. Hiện tại, Google Webmaster Tool ( GGWMTT ) được sử dụng miễn phí.

Lợi ích khi sử dụng Google Webmaster Tool

 Lợi ích của Google Webmaster Tool ( GGWMTT ) là danh sách thống kê dữ liệu quản trị trang web ưu việt, thiết thực và hữu dụng với người quản trị web chuyên nghiệp.

Đăng ký sử dụng google webmaster tool như thế nào?


Truy cập trang GGWMTT qua url: google.com/webmasters/, đăng nhập bằng tài khoản Gmail.


Sau khi đăng nhập thành công, bạn nhập tên miền cần quản trị vào rồi nhấn xác minh:
Sau khi nhập xong tên trang web cần quản trị, bạn cần xác nhận quyền sở hữu trang web.

Các cách xác nhận quyền sở hữu trang web với Google Webmaster Tool phổ biến:

Cách 1: Tải xuống tệp tin GGWMTT tạo cho bạn, sau đó up lên máy chủ ngang hàng với index rồi click xác minh.



Cách 2: Xác minh bằng quyền sở hữu Google Analytics
Khi bạn đã đăng ký google analytics, bạn có thể xác nhận quyền sở hữu trang web trong google webmaster tool theo cách này.
Những cách xác minh quyền sở hữu trang web với Google Webmaster Tool ít phổ biến hơn:
Chèn đoạn code, thẻ meta GGWMTT cung cấp trong thẻ Head. ( Trước thẻ body )
Xác minh qua nhà cung cấp tên miền….


Tổng hợp thông tin Google Webmaster Tool thống kê:

1. Trang tổng quan trang web:
  • Thông báo lỗi thu thập dữ liệu: lỗi DNS, lỗi kết nối máy chủ, lỗi tìm nạp Robot.txt…
  • Thông báo mới, hoặc sự cố gần đây
  • Truy vấn tìm kiếm số lần hiển thị / số lần click chuột
  • Sơ đồ trang web ( sitemap ): Số url đã gửi, số url đã lập chỉ mục.
2. Thông báo về trang web:
  • Các thông báo mới về chủ sỡ hữu được xác minh cho trang web…
3.Giao diện tìm kiếm:
  • Dữ liệu có cấu trúc: bao gồm các thống kê Rich snippets…
  • Công cụ kiểm tra dữ liệu có cấu trúc: google.com/webmasters/tools/richsnippets
  • Công cụ đánh dấu dữ liệu: Giúp người quản trị web code có thể thông báo hoặc đánh dấu dữ liệu theo cấu trúc tới Google.
  • ải tiến HTML: Thông báo các vấn đề cần xử lý giúp cải thiện hiệu suất và trải nghiệm người dùng cho trang web của bạn.
  • Các liên kết trang web ( site links ): là các liên kết hiển thị thêm dưới kết quả trả về của công cụ tìm kiếm Google.
  • Hình ảnh mô tả site links, liên kết trang web
4. Lưu lượng tìm kiếm:
  • Lưu lượng tìm kiếm:
  • Các liên kết tới trang web của bạn: Thông báo các liên kết Offpage tới website.
  • Liên kết nội bộ: Thông báo các liên kết onpage trên website.
  • Tác vụ thủ công: Thông báo các hành động SPAM…
5. Chỉ mục của Google:
  • Trạng thái chỉ mục: Thông báo các dữ liệu được lập chỉ mục theo biểu đồ.
  • Từ khóa nội dung: Thống kê số từ khóa được lặp lại nhiều nhất theo thứ tự.
  • Xóa URL: Sử dụng Robot.txt hoặc chủ động yêu cầu Google webmaster tool xóa url không sử dụng nữa.
6. Thu thập dữ liệu:
  • Lỗi Thu thập dữ liệu: thông báo url website Google Bot không Crawl được dữ liệu.
  • Biểu đồ số liệu thống kê thu thập dữ liệu.
  • URL bị chặn.
  • Sơ đồ trang web ( Sitemap ):
  • Tham số URL:
7. Vấn đề bảo mật:

  • Thông báo nội dung liên quan đến bảo mật website: dấu hiệu trang web có thể đang bị hack, trang web đang lan tỏa virus…
8. Tài nguyên khác:
  • Công cụ kiểm tra dữ liệu có cấu trúc: sử dụng Công cụ kiểm tra dữ liệu có cấu trúc để kiểm tra xem Google có thể phân tích cú pháp chính xác đánh dấu dữ liệu có cấu trúc của bạn và hiển thị đánh dấu đó trong kết quả tìm kiếm hay không.
  • Trình trợ giúp đánh dấu dữ liệu có cấu trúc: Không chắc chắn cách bắt đầu với việc thêm đánh dấu dữ liệu có cấu trúc vào HTML của bạn? Thử công cụ trỏ và nhấp này.
  • Trình kiểm tra đánh dấu email: Xác thực nội dung dữ liệu có cấu trúc của một email HTML bằng Trình kiểm tra đánh dấu email.
  • Google Địa điểm: 97% người tiêu dùng tìm kiếm các doanh nghiệp địa phương trực tuyến. Hãy hiện diện ở đó khi họ đang tìm kiếm bạn với Google Địa điểm dành cho doanh nghiệp - một nền tảng địa phương miễn phí từ Google.
  • Google Merchant Center: Nơi bạn có thể tải dữ liệu sản phẩm của mình lên Google và cung cấp dữ liệu đó cho Tìm kiếm sản phẩm của Google và các dịch vụ khác của Google.
  • PageSpeed Insights: Sử dụng PageSpeed Insights để tìm hiểu cách giúp trang web của bạn chạy nhanh trên tất cả các thiết bị.
  • Tìm kiếm tùy chỉnh: Khai thác sức mạnh của Google để tạo trải nghiệm tìm kiếm tùy chỉnh cho trang web của riêng bạn.
9. Labs ( phòng thử nghiệm ):
  • Thống kê trang dành cho tác giả: là nơi thống kê số lượng tìm kiếm, số lần hiển thị và số lần click chuột trên các trang web gắn tên tác giả.
  • Xem trước nhanh: là nơi kiểm tra các tính năng đang xây dựng trên trang web, mang tính thử nghiệm và hoàn toàn có thể thay đổi hoặc bị xóa đi mà không cần báo trước.
Trong bài viết tổng hợp kiến thức Google Webmaster Tool cơ bản này, các bạn cần trải nghiệm và nắm rõ tối thiểu những kiến thức sau để có thể sử dụng Google Webmaster Tool thành thạo: Lợi ích của Google Webmaster Tool, cách thêm trang web và xác minh trang web với GGWMTT, các thông báo cơ bản GGWMTT hướng tới người quản trị.

Like , G+ và Share ủng hộ Vietchiase.com - Góc chia sẻ dành cho người Việt nhé ! ❤ Cám ơn ❤
Chia sẻ:


SEO Offpage là gì?


Seo Offpage chính là việc đi xây dựng các liên kết từ những Website khác trỏ về chính Website của chúng ta. Điều này sẽ giúp cho công cụ tìm kiếm đánh giá Website có chất lượng hay không ?  độ phủ domain của chúng ta có được nhiều trên các Website khác không. Đó chính là yếu tố giúp thứ hạng lên cao trên công cụ tìm kiếm.

Trong quá trình SEO Website ngoài tối ưu hóa Onpage ra thì việc tối ưu hóa Offpage cũng là yếu tố khá quan trọng trong việc thúc đẩy từ khóa lên hạng cao trên công cụ tìm kiếm Google. Nhiều bạn mới tìm hiểu về SEO chắc sẽ còn mơ hồ về vấn đề này.

Backlink là gì ?

Backlink chính là một liên kết từ một Website khác đến Website của mình . Ví dụ  mình có 2 Website A và B. Khi website B trỏ về Website A  con Spider của Google nó sẽ đi theo liên kết của bạn từ site B về site A, có nghĩa rằng Website A được nhận một liên kết từ site B và ngược lại. Nói đến đây chắc bạn cũng đã hiểu một phần nào đó về backlink trong quá trình tạo liên kết tuy nhiên vẫn chưa đủ để bạn có thể hiểu rõ được thực sự giá trị backlink  và tầm quan trọng của nó.

Tầm quan trọng của Back Link ?


Backlink chính là một phiếu bầu để Website của bạn lên top. Bạn có thể hình dung nó giống như trong một công ty. Khi công ty cần bầu chọn ra một người được nhiều người tin tưởng nhất làm giám đốc thì việc bạn được nhiều người bầu chọn chính là yếu tố giúp cho bạn đạt được điều đó. Google cũng vậy nó dựa trên các website khác để đánh giá xem bạn có đủ điều kiện để lên thứ hạng cao hay không.

Anchor text có vai trò là đường dẫn cho Spider. Bạn muốn SEO một từ khóa nào đó lên top thì việc đặt anchor text là điều hết sức quan trọng. Nó không chỉ dẫn đường cho spider về Website của bạn mà còn là văn bản giúp cho công cụ tìm kiếm xác định chủ đề liên kết với Website thông qua từ khóa này Google hiểu được người dùng muốn tìm kiếm điều gì.

Tất cả các backlink khi ta làm trên các website khác, nó chính là một đường dẫn giúp cho Spider quay trở lại Website mình một cách dễ dàng.

Tăng độ phủ của Domain Khi Website của bạn được phủ rộng trên các Website khác thì giá trị Web của bạn cũng được tăng cao.

Cách phát triển link tự nhiên

Khi bạn xây dựng link thì việc phát triển link một cách tự nhiên sẽ giúp cho bạn tránh được các thuật toán của Google. Nhiều bạn khi xây dựng link vẫn mang tính chất Spam , đây là điều hết sức nguy hiểm cho Website của mình. Các bạn không hiểu được bản chất tại sao Google lại đưa ra thuật toán Penguin nhằm chặn các Website spam một cách vô tội vạ. Bạn chỉ cần hiểu thuật toán của Google thì việc xây dựng link của bạn sẽ không bao giờ vi phạm.

Link trong nội dung của bạn nên chiếm 30%
Link trong trang chủ  10%
Trên các danh bạ Website 10%
Full url chiếm 20%
Trao đổi liên kết 2 chiều 10%
Với tỉ lệ link như trên bạn sẽ không phải lo lắng khi Google update các thuật toán.


Một số phương pháp xây dựng link


1. Tạo các theme, Plugin, Layout của các bộ mã nguồn thông dụng

Nếu bạn biết về code thì việc để lại link trên các ứng dụng cũng là một cách xây dựng link hiệu quả.

2. Cung cấp các dịch vu Free image/file hosting dạng như: photobucket, Rapidshare, upnhanh, megashare

Bạn cũng có thể đặt link thông qua các dịch vụ này. Người dùng sẽ biết được các ứng dụng hay dịch vụ từ nguồn nào từ đó người dùng sẽ click sang thông qua đường link để trên đó.

3. Cung cấp các dịch vụ tài trợ Hosting/ domain

Đây cũng là phương pháp xây dựng link hiệu quả bằng việc thông qua các dịch vụ bạn cung cấp người dùng sẽ truy cập vào Website của bạn.

4. Tạo các định dạng tài liệu PDF/PPT/Ebook… và upload lên các trang chia sẻ tài nguyên miễn phí

Phương pháp xây dựng link này cũng khá phổ biến. Mọi người chỉ  cần ghi rõ nguồn khi chia sẻ các thông tin hữu ích cho người dùng. Họ sẽ biết được bạn đang chia sẻ vấn đề gì .

5. Tạo ra các Tool ứng dụng để người dùng chia sẻ

Với phương pháp này người dùng cũng sẽ biết đến bạn đang cung cấp dịch vụ gì bằng việc để lại đường link trên các ứng dụng đó.

6. Viết bài PR báo chí

Phương pháp này đem lại hiệu quả khá là cao. Bạn cũng cần phải có năng khiếu viết bài sao cho thu hút được người đọc nhiều nhất. Cuối mỗi bài viết để link sẽ giúp cho người đọc tìm đến site mình một cách dễ dàng. Bạn có thể gặp trên các site như dantri.com.vn. 24h.com  . Có rất nhiều doanh nghiệp quảng cáo Pr thông tin sản phẩm trên đó.

7. Post link comment

Đây cũng là cách xây dưng link khá phổ biến mà các bạn hay dùng. Thông thường các bạn coment trên các blog hoặc Website sau đó chèn 1 link trỏ về Website của bạn.

8. Tạo link qua Profile các ứng dụng web

Cách tạo link qua profile vẫn còn hiệu quả . Trong Profile mỗi khi bạn đăng ký tài khoản trên diễn đàn có những mục để link Website. Bạn nên tận dụng điều này.

9. Kênh RSS submission

Khi Website nào đó nhận thông tin từ Web của bạn thông qua kênh RSS này mỗi khi bạn update lên site thì việc tạo link qua kênh RSS khá là hiệu quả.

10. Cross link

11. Manual/auto directory link

12. Forum seeding

Phương pháp tạo link này sẽ giúp cho website của bạn được nhiều người quan tâm hơn thông qua các thông điệp mà bạn đưa ra.

13. Kỹ thuật link bait

Liên kết baiting là một kỹ thuật seo – quảng bá website tạo backlink thông qua hình thức  sáng tạo nội dung cho Internet được thiết kế để thu hút lưu lượng truy cập và tạo backlinks vào trang web của bạn.

14. Social bookmark

Phương pháp sử dụng Social Bookmark khá đặc biệt. Đặc điểm dễ nhận thấy của Social Bookmark là các đường link site của bạn đánh dấu, có khả năng mang traffic quay lại của bạn.

15. Tạo các free website/Free forum/Free blog

16. Paid links

Bạn cũng có thể bỏ tiền ra mua các liên kết từ những Website khác. Điều này Google khuyến cáo bạn không nên làm như vậy. Nhưng theo mình nếu có sử dụng thì nên mua trên những site có độ uy tín cao như gov, edu khi đó Website của bạn sẽ được ảnh hưởng một cách tốt hơn.

Like , G+ và Share ủng hộ Vietchiase.com - Góc chia sẻ dành cho người Việt nhé ! ❤ Cám ơn ❤
Chia sẻ:

Tối ưu hình ảnh là một công việc rất quan trọng trong quá trình làm SEO.

Tôi thường nhận được khá nhiều câu hỏi liên quan đến việc tối ưu hình ảnh cho Google như:

Tại sao hình ảnh của tôi không có trong kết quả tìm kiếm của Google?
Tại sao đa số hình ảnh được xếp hạng trên Google lại xấu như vậy?
Tại sao hình ảnh của tôi được index rất chậm trên Google?

Tại bài viết này tôi sẽ hướng dẫn cho các bạn cách để có thể tối ưu hóa hình ảnh cho Google Image Search. Nội dung chính sẽ bao gồm những lời khuyên cơ bản nhất để các bạn có thể SEO hình ảnh. Những lời khuyên của tôi tập trung vào việc phân tích và tìm hiểu cơ chế Google xếp hạng hình ảnh giống như cơ chế Google xếp hạng trang web.

Tối ưu hóa hình ảnh cho các công cụ tìm kiếm là một công việc có thể giống như việc bạn đang tối ưu hóa hình ảnh cho người khiếm thị. Đối với một số bạn không có nhiều thời gian để đọc bài viết này thì trích dẫn dưới đây sẽ liệt kê ra ý chính cần thiết theo thứ tự của tầm quan trọng trong việc tối ưu hóa hình ảnh.


Rất quan trọng:

Từ khóa văn bản xung quanh
Từ khóa có trong tên ảnh
Kích thước hình ảnh (tối thiểu 320 pixel, tối đa 1280 điểm ảnh)
Từ khóa trong thẻ alt
Đảm bảo Google Spider có thể truy cập thư mục hình ảnh trên trang web bạn

Hữu ích:

Nhiều sử dụng của hình ảnh (bản sao)
Nhiều liên kết đến hình ảnh (hot liên kết)
Từ khóa trong tiêu đề trang (bao gồm cả URL)

Không quá quan trọng:

Từ khóa trong thuộc tính tiêu đề của hình ảnh
Từ khóa liên quan của toàn bộ trang web
Từ khóa trong mô tả meta
Từ khóa trong các từ khóa meta
Vị trí của trang trong việc tìm kiếm hữu cơ
Mới tải lên cùng một hình ảnh

Không rõ ràng / hay thay đổi:

Tuổi của hình ảnh (càng già càng tốt)
Độc đáo (ảnh trông khác hơn so với hầu hết các kết quả khác)
Xác định hình ảnh trong Sơ đồ trang web.

Theo kinh nghiệm của mình thì các bạn chỉ cần đạt khoảng 80% các tiêu chí bên trên là có thể giúp hình ảnh trên trang web của bạn có được thứ hạng tốt trong kết quả tìm kiếm. Dưới đây là nội dung chi tiết hướng dẫn các bạn tối ưu hóa hình ảnh trên trang web của mình.


Tại sao cần SEO hình ảnh?

SEO (tối ưu hóa công cụ tìm kiếm) mô tả phương pháp để tối ưu hóa nội dung cho công cụ tìm kiếm. Cuối cùng các nội dung cần xếp hạng tốt hơn. Và hình ảnh trên các trang web cũng cần được tối ưu hóa cho tìm kiếm hình ảnh. Trong quá trình tìm kiếm, chính trang kết quả của Google cũng thường xuyên bao gồm hình ảnh. Và trong nhiều trường hợp hình ảnh được hiển thị trên đầu trang. Và tất nhiên hình ảnh sẽ khiến người dùng chú ý nhiều hơn so nếu nó xuất hiện trước mắt người dùng trong kết quả đầu tiên.

Bạn đừng bao giờ nên quên rằng tối ưu hóa hình ảnh không chỉ dành cho các công cụ tìm kiếm. Nhiều chuyên gia cho rằng các thủ thuật tối ưu hóa sau đây cũng hữu ích cho người sử dụng. Google Spider (hay còn gọi là Googlebot) là tương tự như một người truy cập mù. Vào có thể nói rằng nếu bạn có thể tối ưu hình ảnh để người mù cũng có thể hiểu được thì chắc chắn bạn sẽ dành được thứ hạng cao trên kết quả tìm kiếm Google hình ảnh.

Bao lâu sẽ xuất hiện hình ảnh?

Nếu bạn làm theo những lời khuyên của mình, hình ảnh của bạn sẽ:

Hình ảnh sẽ được thu thập thông tin sau một vài ngày.
Xuất hiện trong việc tìm kiếm hình ảnh sau khoảng 2-7 ngày (trên thực tế, điều này có thể thay đổi một lần nữa).
Tùy thuộc vào "cạnh tranh", các ảnh được sắp xếp ở giữa vị trí 50 và 150.
Sau đó, chờ đợi và theo dõi sự biến đổi vị trí thứ hạng.
Đối với các hình ảnh được tối ưu hóa sẽ từ từ tăng hạng từ dưới lên.
Hình ảnh tốt sẽ có mặt trong trang đầu tiên hình ảnh.
Bằng cách sử dụng tối ưu offpage hình ảnh có thể lên TOP nhanh hơn.


Like , G+ và Share ủng hộ Vietchiase.com - Góc chia sẻ dành cho người Việt nhé ! ❤ Cám ơn ❤
Chia sẻ:

Htaccess là gì?

Htaccess là một tệp tin cấu hình đặc biệt, htaccess cho phép bạn thay đổi cách hoạt động của máy chủ Apache ở tầng thư mục. Tệp tin htaccess gồm các dòng lệnh, có thể tùy biến theo người dùng, được đặt trong một thư mục nào đó, nó sẽ có tác dụng cho thư mục đó và tất cả các thư mục con. Một trong những ứng dụng phổ biến của htaccess là cho phép viết lại đường dẫn URL (rewrite URL).

Trở lại ứng dụng SEO của htaccess, khi một khách hay bọ tìm kiếm thăm một trang web, máy chủ sẽ kiểm tra tệp tin đặt biệt để tìm các tùy biến của webmaster, bao gồm cả các tùy biến bảo mật. Máy chủ sau đó sẽ thực thi các lệnh tìm thấy trong tệp tin htaccess thường gồm chuyển hướng redirection, bảo mật và báo lỗi.


Redirect 301 là gì?

Chuyển hướng redirect 301 hay redirection 301 thường được hiểu như việc di rời vĩnh viễn (moved permanently). Nó trả về mã lỗi 301 trong phần header nhằm thông báo cho máy tìm kiếm hay trình duyệt, máy chủ rằng trang web hiện tại đã được chuyển rời tới địa chỉ mới.

Cài đặt redirect 301

Điều đầu tiên là bạn phải đảm bào chắc server Apache của bạn hỗ trợ mod_rewrite cho phép sử dụng .htaccess để áp dụng redirect 301 . Sau đó bạn phải tải tệp tin .htaccess từ thư mục gốc chứa các trang web của bạn. Nếu như bạn không có tệp tin .htaccess trong thư mục gốc thì bạn phải tạo nó với trình soạn thảo text như Notepad, Ultraedit hay EditPadPro, v.v. Phải chắc chắn rằng bạn viết đúng tên và có dấu chấm “.” đầu tệp tin.

Người sử dụng Windows sẽ không thể tạo được tệp tin .htaccess vì tệp tin đặc biệt này không chứa tên, nó chỉ chứa tên của phần tên mở rộng. Vì thế bạn hãy tải tệp tin text bất kỳ trong window rồi tải lên server qua FTP rồi đổi tên trên sever.

Sau khi tải tệp tin .htaccess xuống máy, nếu đã có các dòng lệnh trước đó thì hãy cẩn thận đừng thay đổi nếu như bạn không chắc, tốt nhất hãy sao lưu một bản để phòng trường hợp cần thiết bạn vẫn có thể quay trở lại.

Cài đặt cơ bản

Dòng lệnh bắt đầu .htaccess

Dòng lệnh .htaccess của bạn nên bắt đầu như sau :

Options +FollowSymLinks
RewriteEngine On
RewriteBase /

 Dòng lệnh cơ bản redirect 301

Dòng lệnh redirect 301 về cơ bản có dạng như sau trong tệp tin .htaccess :

redirect 301 /old/old.htm http://www.gapro.net/new.htm

Dòng lệnh trên thông báo chuyển rời tệp tin old.htm trong thư mục old đến vị trí mới tại http://www.gapro.net/new.htm.

Chú ý : Để bắt đầu thì bạn nên redirect 301 các trang trên cũng host, bạn chỉ nên chuyển các trang cũ đến thư mục gốc tương đối. Có thể thực hiện việc này bằng việc loại bỏ “http://www.gapro.net” mà chỉ thêm đường dẫn tương đối đến thư mục gốc.

Điểm mạnh nhât của việc thay đổi hàng loạt đường dẫn URL chính là mod_rewrite của Apache, đặc biệt là khi thay đổi tên miền hay thư mục
hay số lượng lớn các tập tin. Chúng ta hãy tìm hiểu phần tiếp theo.

Chuyển toàn bộ đến tên miền mới

Nếu bạn quyết định thay đổi tên miền thì các đường dẫn trước đây từ các website bên ngoài, từ máy tìm kiếm và ngay cả các đường dẫn tuyệt đối trên website cũ đều bị thay đổi và khi bạn truy cập, các địa chỉ trên sẽ trỏ bạn đến trang báo lỗi 404 : trang không tìm thấy.

Vì thế nếu bạn thay đổi tên miền thì đừng để mất các liên kết quí báu và người dùng tiềm năng từ máy tìm kiếm, hãy redirect các liên kết cũ tới tên miền mới :
Options +FollowSymLinks
RewriteEngine on
RewriteRule (.*) http://www.gapro.net/ [R=301,L]

Hãy thay đổi www.gapro.netbằng tên miền mới của bạn.

Redirect toàn bộ trang trong một thư mục đến mọt trang mới

Giả sử như bạn không còn sử dụng thư mục “thuvienthietke” nữa và muốn chuyển tất cả các trang trong thư mục này đến trang “thuvienweb.php” thì hãy thêm dòng lệnh sau vào tệp tin .htaccess nằm tại thư mục gốc :

 RewriteRule ^thuvienthietke(.*)$ /thuvienweb.php [L,R=301] 
Chuyển các trang động tới một trang mới

Để chuyến trang web động page.php?id=n (với n là giá trị biến) tới một trang tĩnh mới new-page.html thì bạn có thể làm như sau :
 RewriteRule ^page.php?id=(.*)$ /new-page.htm [L,R=301] 
URL với www hay không www

Đôi khi các bạn bắt gặp việc website sử dụng “www” trong URL (Ví dụ như http://gapro.net), trong khi có những website lại không dùng “www” này như http://vnexpress.net. Nên nhớ rằng “tương ứng” với dịch vụ Web. Các bạn có thể lựa chọn riêng cho mình. Nhưng không thể chọn cả hai vì sẽ gây ra trùng lặp nội dung. sau đây là hai ví dụ, hướng dẫn bạn xủ lý triệt để vấn đề này.

Trường hợp sử dụng www

Options +FollowSymLinks
RewriteEngine On
RewriteBase /
RewriteCond %{HTTP_HOST} !^www\.gapro.\.net$ [NC]
RewriteRule ^(.*)$ http://www.gapro.net/ [R=301,L]

Ngoài ra còn có cách viết sau có thể áp dụng cho tất cả các host và domain, không phải edit lại :

Options +FollowSymLinks
RewriteEngine On
RewriteBase /
RewriteCond %{HTTP_HOST} !^www\.[a-z-]+\.[a-z]{2,6} [NC]
RewriteCond %{HTTP_HOST} ([a-z-]+\.[a-z]{2,6})$ [NC]
RewriteRule ^/(.*)$ http://%1/ [R=301,L]

Trường hợp không sử dụng www 

Options +FollowSymLinks
RewriteEngine On
RewriteBase /
RewriteCond %{HTTP_HOST} !^aevn\.fr$ [NC]
RewriteRule ^(.*)$ http://aevn.fr/ [R=301,L]
Bạn có thể thử lại với các tên miền ví dụ trên mà tớ áp dụng thành công đúng như trích dẫn.

Loại bỏ Query_String

Đôi khi một trang web của bạn có thể hiển thị hai đường dẫn url khác nhưng ( cùng một nội dung) ví dụ thuvienweb.php và thuvienweb.php?v=joomla. Tương tự như phần trên, điều này sẽ tạp ra nội dung trùng lặp trên website của bạn. Vì vậy bạn có thể loại bỏ các tham biến như sau :

RewriteCond %{THE_REQUEST} ^GET\ /.*\;.*\ HTTP/
RewriteCond %{QUERY_STRING} !^$
RewriteRule .* http://www.gapro.net%{REQUEST_URI}? [R=301,L]
Ngoài ra nếu như tham biến QUERY_STRING không được gấn giá trị nào hết và URl kết thúc bởi biến rỗng “?”, thì bạn nên loại bỏ chúng, ví dụ “index.php?” :


RewriteEngine On
RewriteBase /
RewriteCond %{QUERY_STRING} .
RewriteRule ^index.php /index.php? [L]

Chuyển phần đuôi mở rộng từ .php sang .html

Việc chuyển .php sang .html có tác dụng khi bạn cần viết lại đường dẫn thân thiện với máy tìm kiếm (Friendly URL for SEO).
RewriteRule ^(.*)\.html$ .php [R=301,L]
Chuyển gạch dưới (_) thành gạch ngang(-)

Dù Google mới chấp nhận việc sử dụng gạch dưới “_” như là ký tự ngăn cách, nhưng trong thực tế người dùng vẫn quen thuộc với dấu gạch ngang “-”. Bản thân mình cũng ủng hộ dấu gạch ngang vì nó dễ nhìn hơn. Bạn có thể chuyển đổi toàn bộ dấu “_” sang “-” như sau :

Options +FollowSymLinks
RewriteEngine On
RewriteBase /
RewriteRule !\.(html|php)$ - [S=4]
RewriteRule ^([^_]*)_([^_]*)_([^_]*)_([^_]*)_(.*)$ ---- [E=uscor:Yes]
RewriteRule ^([^_]*)_([^_]*)_([^_]*)_(.*)$ --- [E=uscor:Yes]
RewriteRule ^([^_]*)_([^_]*)_(.*)$ -- [E=uscor:Yes]
RewriteRule ^([^_]*)_(.*)$ - [E=uscor:Yes]
RewriteCond %{ENV:uscor} ^Yes$
RewriteRule (.*) http://www.gapro.net/ [R=301,L]
Redirect Wordpress Feeds tới Feedburner

Trong bài viết sử dụng Feedbuner, các bạn có thể sử dụng plugin để quản lý Feeds RSS trên Blog Wordpress. Nếu không các bạn có thể sử dụng code htaccess sau :


RewriteEngine On
RewriteBase /
RewriteCond %{REQUEST_URI} ^/feed\.gif$
RewriteRule .* - [L]
RewriteCond %{HTTP_USER_AGENT} !^.*(FeedBurner|FeedValidator) [NC]
RewriteRule ^feed/?.*$ http://feeds.gapro.net/gapro/ [L,R=302]
RewriteCond %{REQUEST_FILENAME} !-f
RewriteCond %{REQUEST_FILENAME} !-d
RewriteRule . /index.php [L]

 Đối với người dùng WordPress, các bạn có thể sử dụng plug-in Redirection Permanent Link để chuyến hướng các trang.

Bào vệ ăn cắp tài nguyên và băng thông

Đôi khi các tài liệu, film hay hình ảnh mà bạn tải trên host của mình bị người khác dùng và đăng trên website khác sẽ gây tốn băng thông, bạn có thể hạn chế việc ăn cắp bằng cách chỉ cho phép các tài nguyên trên tiếp cận trên những website bạn cho phép như sau (Nếu không sẽ trả về thư mục /feed/) :

RewriteEngine On
RewriteBase /
RewriteCond %{HTTP_REFERER} !^$
RewriteCond %{HTTP_REFERER} !^http://(www\.)?thuvienwebmaster.com/.*$ [NC]
RewriteRule \.(gif|jpg|swf|flv|png)$ /feed/ [R=302,L]

.
Like , G+ và Share ủng hộ Vietchiase.com - Góc chia sẻ dành cho người Việt nhé ! ❤ Cám ơn ❤
Chia sẻ:

Canonicalization là gì?

Canonicalization có thề là 1 khái niệm trừu tượng và khó khi phát âm "ca-non-ick-cull-eye-zay-shun", nhưng nó là yếu tố cần thiết khi tối ưu hóa trang web. Vấn đề cốt yếu liên quan đến thuật ngữ này đó chính là sự trùng lặp nội dung, có thể là 1 đoạn, hoặc 1 phần của trang web lặp đi lặp lại ở web của bạn, hoặc thậm chí trên những trang web khác. Đối với bộ máy tìm kiếm thì điều này thật sự nên tránh vì máy tìm kiếm không biết lựa chọn nội dung nào là phiên bản gốc để hiển thị cho người dùng. Theo các chuyên gia thì đây chính là vấn đề của sự trùng lặp nội dung.


Cách áp dụng tốt nhất trong SEO

Theo các chuyên gia seo, canonicalization đề cập đến các trang web cá nhân xuất hiện từ nhiều liên kết. Đây là vấn đề thực sự vì có cùng nội dung chỉ khác nhau đường link. Điều này đồng nghĩa với việc hiệu quả sẽ giảm xuống. Vấn đề này làm cho các nhà phát triển web phải đau đầu vì các thiết lập mặc định đã gây ra vấn đề này. Danh sách sau sẽ cho ta thấy lỗi canonicalization được gây ra bởi các thiết lập mặc định của 2 web server nổi tiếng:

Apache web server:

http://www.example.com/
http://www.example.com/index.html
http:/example.com/
http://example.com/index.html

Microsoft Internet Information Services (IIS):

http://www.example.com/
http://www.example.com/default.asp (or .aspx depending on the version)
http://example.com/
http://example.com/default.asp (or .aspx)
Các đường link này đều dẫn đến trang chủ. Điều này có nghĩa là nếu trang chủ có nhiều liên kết tương tự nhau như thế, thì máy tìm kiếm sẽ xem đó là 2 trang web khác nhau chứ không phải cùng 1 trang.

Nhưng may thay cho những người làm seo, các nhà phát triển web đã đưa ra phương pháp để khắc phục điều  này. 2 cách thường làm nhất là chuyển hướng 301 và chuyển hướng 302.
A 301 tương tự như 1 mã trạng thái HTTP và được "di chuyển vĩnh viễn"
A 302 tương tự như 1 sự chuyển hướng tạm thời.
Để tốt hơn cho người làm SEO thì các chúng tôi khuyên bạn nên dùng phương thức A 301 vì hiệu quả từ 90% đến 99% sẽ thành công còn A 302 thì hầu như không có giá trị.

Canonicalization không giới hạn các ký tự chữ và số. Nó cũng thiết lập dấu  gạch chéo trong các URL. Nếu một người dùng gõ http://www.google.com, họ sẽ tự động được chuyển đến http://www.google.com/ (chú ý dấu gạch chéo về phía trước). Điều này xảy ra bởi vì về mặt kỹ thuật thì định dạng có dấu gạch chéo là định dạng đúng cho URL. Mặc dù đây là một vấn đề được đa phần được giải quyết bởi các công cụ tìm kiếm, nhưng nó vẫn là điều cần chú ý vì nhiều máy chủ tự động chuyền hướng 301 từ phiên bản không có dấu gạch chéo lên phiên bản chính xác. Bằng cách này, một liên kết trỏ đến định dạng không đúng của URL sẽ mất từ 1% đến 10% giá trị của nó do chuyển hướng 301. Tham khảo thêm bài viết về liên kết nội bộ để có thể tối ưu hóa các đường liên kết trên trang web của bạn

Một trong những sai lầm phổ biến khi thực hiện các bản sửa lỗi canonicalization vô tình tạo ra một vòng lặp vô hạn giữa http://www.example.com và http://www.example.com/index.html. Các giải pháp cho vấn đề này đã được thảo luận trong bài viết này về việc chuyển hướng một tập tin chỉ mục đến tên miền của bạn mà không cần vòng lặp.
Like , G+ và Share ủng hộ Vietchiase.com - Góc chia sẻ dành cho người Việt nhé ! ❤ Cám ơn ❤
Chia sẻ:

  Duplicate Content là gì?

 Duplicate Content (Nội dung trùng lặp) là nội dung xuất hiện trên Internet tại hơn một địa chỉ ( URL) hay nói theo một cách khác Duplicata Content là nội dung xuất hiện trên nhiều website khác nhau.

"Duplicate Content" là một trong những lỗi mà nhiều Webmaster mắc phải khi tiến hành SEO (Search Engine Optimize) cho website của mình. Trước hết, chúng ta tìm hiểu từ đâu có lỗi này.

Với Google hay nhiều trang tìm kiếm khác (SE) thì tên miền example.com và www.example.com là 2 tên miền hoàn toàn riêng biệt. Điều này gây ngạc nhiên với những ai nghĩ chúng vốn là một. Từ đó, rất nhiều vấn đề phát sinh từ sự suy nghĩ khác biệt giữa chúng ta và các trang tìm kiếm. Vấn đề đầu tiên chúng ta gặp là các nỗ lực của chúng ta trong việc SEO sẽ bị chia ra làm 2, một cho example.com và một cho www.example.com. Ví dụ bạn cố gắng liên kết đến 100 trang web nhưng một số trang dùng example.com và một số trang dùng www.example.com. Kết quả là bạn SEO cho 2 tên miền chứ không phải một như mình vẫn nghĩ. Và thay vì bạn có được 100 liên kết thì SE chỉ công nhận một % nào đó chứ không phải tất cả.
Vấn đề nữa mà bạn gặp phải đó là lặp lại thông tin. Các trang web www.example.com và example.com chắc chắn sẽ có cùng nội dung. Nhưng với các trang tìm kiếm thì sẽ có 1 trang bị đánh dấu là sao chép của trang kia bởi chung hoàn toàn riêng biệt nhau đồng nghĩa với việc vị trí xếp hạng của trang web đó sẽ bị đánh tụt xuống.

Vậy, làm sao để tránh? Rất đơn giản, hãy qui tất cả chúng về 1 mối. Hãy thống nhất chọn dùng www.example.com hay example.com để tiếp tục công việc SEO của mình. Sau đó, nếu khách truy cập địa chỉ còn lại thì chuyển khách truy cập đến địa chỉ đã chọn. Như vậy chúng ta chỉ có 1 trang là www.example.com còn trang example.com chỉ đóng vai trò là đường dẫn đến www.example.com và không hề có nội dung

Ví dụ, mình chọn www.example.com làm tên miền chính để quảng bá, thì những vị khách nào truy cập đến example.com sẽ chuyển đến địa chỉ tương ứng ở www.example.com.


Website trùng lặp nội dung sẽ bị phạt như thế nào?

SE sẽ loại bỏ (tùy theo mức độ) kết quả tìm kiếm trên trang kết quả đối với các trang có quá nhiều nội dung trùng lặp nội dung. Điều này sẽ khiến website rớt hạng thậm chí bị loại bỏ hoàn toàn khỏi bảng xếp hạng.
Mới đây (16/12/2013) Matt Cutts người đứng đầu bộ phận hỗ trợ SEO và chống SPAM của Google đã đăng 1 video trên Youtube có nhắc đến việc trùng lặp nội dung hiện nay. Matt có nói rằng Google không có quyền xử phạt các trang web nó nhiều nội dung trùng lặp, nhưng chắc chắn một điều rằng những nội dung này sẽ không có thứ hạng cao trên bảng hiện thị kết quả của Google.
Cách khắc phục khi bị trùng lặp nội dung

Bất cứ khi nào nội dung của một trang web có thể được tìm thấy tại nhiều URL, nó nên được khai báo với công cụ tìm kiếm. Điều này có thể được thực hiện bằng cách sử dụng một chuyển hướng 301 đến URL chính xác, sử dụng rel = canonical hoặc trong một số trường hợp có thể sử dụng công cụ xử lý thông số trong Trung tâm Quản trị Trang web của Google.

Các phương pháp khác nhằm tránh cũng như loại bỏ Duplicate Content

Hãy tự viết nội dung cho website, không sao chép nội dung của website khác dù chỉ là 1 phần. Điều đó loại bỏ gần như tối đa việc trùng lặp nội dung, cũng là điều tuyệt vời khi website có lượng bài viết độc đáo.

Luôn kiểm tra xem có bị trùng lặp nội dung ngay trên site của mình không.
Luôn kiểm tra nội dung của website có bị sao chép tới website khác không. 
Khi sử dụng nội dung của trang khác, cần đảm bảo rằng phải có link back đến trang đó. Xem phần “Đối phó với nội dung trùng lặp” để biết thêm thông tin.
Giảm thiểu nội dung tương tự. Thay vì 1 trang web về áo mưa cho bé trai và 1 trang web về áo mưa cho bé gái, nội dung giống nhau đến 95%, hãy thêm nội dung để chúng trở nên khác biệt. Hoặc có thể ghép thành 1 trang chung về áo mưa cho trẻ em.


Like , G+ và Share ủng hộ Vietchiase.com - Góc chia sẻ dành cho người Việt nhé ! ❤ Cám ơn ❤
Chia sẻ:

Sitemap là gì?

Sitemap(Sơ đồ trang web) là một danh sách thu thập các trang của một trang web. Sơ đồ trang web là một cách để báo cho Google về các trang trên trang web của bạn, trong trường hợp Google không khám tìm ra các trang trên trang web của bạn thì việc tạo và gửi Sơ đồ trang web sẽ giúp đảm bảo rằng Google tìm thấy tất cả các trang trên trang web của bạn, bao gồm cả các URL mà có thể không được phát hiện bởi quá trình thu thập thông tin bình thường của Google. Có hai phiên bản phổ biến của một bản đồ trang web.  Sitemap cho người dùng có tên gọi là Sitemap HTML, Sitemap cho Google spider có tên gọi là Sitemap XML.

Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng Sơ đồ trang web để cung cấp cho Google dữ liệu về các loại hình cụ thể của nội dung trên trang web của bạn, bao gồm  video, hình ảnh, điện thoại di động, và Tin tức. Ví dụ, một mục Sơ đồ video trên trang web có thể xác định thời gian chạy, thể loại của một video. Một Sơ đồ trang web hình ảnh có thể cung cấp thông tin về vấn đề loại đối tượng, một hình ảnh. Bạn cũng có thể sử dụng một Sơ đồ trang web để cung cấp thêm thông tin về trang web của bạn , chẳng hạn như nó đã được cập nhật lần cuối ngày, và thường xuyên như thế nào bạn mong đợi trang để thay đổi. Google khuyên bạn nên sử dụng Sơ đồ trang web riêng biệt để gửi thông tin Tin tức.

Sơ đồ trang web là đặc biệt hữu ích nếu:
Trang web của bạn có nội dung động.
Trang web của bạn có các trang web chưa nhiều Ajax hoặc hình ảnh khiến Googlebot gặp khó khăn trong quá trình thu thập thông tin.
Trang web của bạn mới và có số liên kết ít. (Googlebot thu thập dữ liệu các trang web bằng cách lần theo các liên kết từ trang này sang trang khác, do đó, nếu trang web của bạn có ít liên kết, điều này có thể gây khó khăn cho Googlebot thu thập thông tin.)
Trang web của bạn có một nhiều nội dung nhưng các trang nội dung đó không được liên kết với nhau.
Google không đảm bảo rằng Googlebot sẽ thu thập dữ liệu hoặc lập chỉ mục tất cả các URL của bạn. Tuy nhiên, Google sử dụng các dữ liệu trong Sơ đồ trang web của bạn để tìm hiểu về cấu trúc trang web của bạn, và sau đó sẽ cho phép Googlebot cải tiến lịch trình thu thập thông tin và trong tương lai sẽ thu thập dữ liệu trang web của bạn một cách tốt hơn. Trong hầu hết các trường hợp, Sơ đồ trang web sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho trang web của bạn, và trong một số trường hợp sơ đồ trang web lại không tốt với trang web của bạn.

Google tuân thủ Giao thức Sơ đồ trang web 0,9 theo quy định của sitemaps.org. Sơ đồ trang web tạo ra cho Google bằng cách sử dụng Giao thức Sơ đồ trang web 0,9 do đó tương thích với các công cụ tìm kiếm khác áp dụng tiêu chuẩn của sitemaps.org.

XML Sitemap

Google giới thiệu Google Sitemap vì vậy các nhà phát triển web có thể công bố danh sách các liên kết trên các trang web của họ. Những tiền đề cơ bản là một số trang web có một số lượng lớn các trang động mà chỉ có sẵn thông qua việc sử dụng các hình thức và các mục người dùng. Các tập tin Sơ đồ website chứa URL để các trang này để trình thu thập web có thể tìm thấy chúng. Bing, Google, Yahoo và Ask tại cùng hỗ trợ các giao thức Sơ đồ trang web.

Kể từ khi Bing, Yahoo, Ask, và Google sử dụng cùng một giao thức, có Sơ đồ trang web cho phép bốn công cụ tìm kiếm lớn nhất có trang thông tin cập nhật. Sơ đồ trang web không đảm bảo tất cả các liên kết này sẽ được thu thập thông tin, thu thập dữ liệu không đảm bảo lập chỉ mục. Tuy nhiên, một Sơ đồ website vẫn luôn đảm bảo công cụ tìm kiếm để tìm hiểu về toàn bộ trang web của bạn một cách tốt nhất. Google Webmaster Tools cho phép chủ sở hữu trang web có thể tải lên một sitemap giúp Googlebot thu thập dữ liệu, hoặc có thể thực hiện điều tương tự với các robot txt.
XML Sơ đồ trang web đã thay thế phương pháp cũ của "trình công cụ tìm kiếm" bằng cách điền vào một biểu mẫu trên trang công cụ tìm kiếm của trình. Bây giờ các nhà phát triển web chỉ cần gửi một Sơ đồ trang web trực tiếp đến các công cụ tìm kiếm, hoặc chờ đợi cho công cụ tìm kiếm tự tìm đến nó.

Like , G+ và Share ủng hộ Vietchiase.com - Góc chia sẻ dành cho người Việt nhé ! ❤ Cám ơn ❤
Chia sẻ:

Robots.txt là gì?


Robots.txt là  một file text mà người quản trị web tạo ra để hướng dẫn robot (bọ tìm kiếm của công cụ tìm kiếm) làm thế nào để thu thập dữ liệu và index các pages trên trang web của họ. Exclusion Protocol (REP) là một nhóm các tiêu chuẩn web để điều chỉnh hành vi Robot Web và lập chỉ mục cho công cụ tìm kiếm.


Mẫu code

Chặn tất cả robot với tất cả các nội dung
User-agent: *
Disallow: /


Chặn 1 robot với 1 folder
User-agent: Googlebot
Disallow: /no-google/


Chặn 1 robot với 1 trang
User-agent: Googlebot
Disallow: /no-google/blocked-page.html


Cho phép 1 robot vào 1 trang
User-agent: *
Disallow: /no-bots/block-all-bots-except-rogerbot-page.html
User-agent: rogerbot
Allow: /no-bots/block-all-bots-except-rogerbot-page.html


Thông số sitemap
User-agent: *
Disallow:
Sitemap: http://www.example.com/none-standard-location/sitemap.xml

Format tối ưu

Robots.txt cần được đặt ở thư mục gốc của tên miền để có thể phát huy tác dụng
Ví dụ: http:/www.example.com/robots.txt

Áp dụng tốt nhất trong SEO

Chặn trang (Blocking page)

Có một số cách để ngăn chặn các công cụ tìm kiếm truy cập một tên miền nhất định:

Chặn với Robots.txt

Điều này nói cho Google Spider không nên thu thập dữ liệu URL được nhắc tới, nhưng cũng nói cho Google Spider rằng có thể giữ cho các trang trong chỉ mục và hiển thị nó trong trong kết quả.

Chặn bởi Nofollowing Liên kết (Block by Nofollowing Links)

Đây gần như là cách làm kém hiệu quả nhất. Bởi vì vẫn có thể cho các công cụ tìm kiếm khám phá các trang theo những cách khác. (Thông qua thanh công cụ trình duyệt, các liên kết từ các trang khác, analytics, ...).

Like , G+ và Share ủng hộ Vietchiase.com - Góc chia sẻ dành cho người Việt nhé ! ❤ Cám ơn ❤
Chia sẻ:

Page Authority là gì?

Page Authority (Độ uy tín trang) là phương thức tính toán của SEOmoz để đánh giá một trang web được cho là có khả năng để xếp hạng trong các kết quả tìm kiếm của Google.com. Nó dựa trên chỉ mục web Linkscape và bao gồm các liên kết, mozRank, mozTrust... Nó sử dụng một thuật toán tương quan tốt nhất với bảng xếp hạng trên hàng nghìn kết quả tìm kiếm mà chúng tôi dự đoán.

Cách tính điểm thế nào?

SEOmoz tính điểm độ uy tín trang trên thang điểm 100-điểm lôgarít,. Do đó, sẽ dễ dàng hơn để tăng điểm số của bạn từ 20 đến 30 hơn là từ 70 đến 80. SEOmoz liên tục cập nhật các thuật toán được sử dụng để tính toán độ uy tín trang, vì vậy bạn có thể thấy điểm số của bạn thay đổi theo thời gian.

Độ uy tín trang và độ uy tín tên miền (Page Authority vs Domain Authority)

Chỉ số PA của site Moz.Com


Trong khi độ uy tín trang đánh giá trên một trang duy nhất, thì độ uy tín tên miền đành giá dựa trên tên miền hoặc tên miền phụ. Điều này cũng đúng đối với các số liệu như MozRank và MozTrust.

Bạn có thể kiểm tra độ uy tín của trang ở đâu?

Bạn có thể đo độ uy tín tên miền bằng cách sử dụng Open Site Explorer hoặc thanh công cụ SEO miễn phí của SEOmoz là  MozBar. SEOmoz cũng tích hợp tham số về độ uy tín vào tất cả các dự án chuyên về ứng dụng web cũng như các API của site.

Áp dụng thực tiễn:

Tôi tác động như thế nào?

Không giống như các số liệu SEO khác, uy tín trang sẽ khó làm ảnh hưởng trực tiếp được. Bởi vì nó bao gồm tổng hợp của các số liệu (mozRank, mozTrust, liên kết hồ sơ cá nhân, vv ..) đều có sự tác động vào điểm số này. Điều này đã được thực hiện một cách rõ rệt vì số liệu này giúp Google.com đánh giá thứ hạng của trang. Kể từ khi Google.com đưa ra rất nhiều yếu tố thì đây là thông số kết hợp nhiều yếu tố nhất để đánh giá.

Cách tốt nhất để cải thiện số liệu này là hãy cải thiện chiến lược SEO. Đặc biệt, bạn nên tập trung vào hồ sơ liên kết của bạn (ảnh hưởng mozRank và mozTrust) bằng cách liên kết nhiều hơn đến các trang uy tín khác.

Like , G+ và Share ủng hộ Vietchiase.com - Góc chia sẻ dành cho người Việt nhé ! ❤ Cám ơn ❤
Chia sẻ:

Domain Authority là gì?

Domain Authority (Độ uy tín của tên miền) là thuật ngữ được SEOmoz đưa ra nhằm đánh giá độ uy tín của tên miền, dựa vào tiêu chí này có thể biết được Domain nào sẽ có thứ hạng cao hơn trong SERP. SEOmoz sử dụng nhiều tham số để đưa ra tiêu chuẩn về chỉ số DA này (Tuổi đời domain, Số lượng liên kết tới domain gốc, moz Rank và moz Trust…).


Để xác định độ uy tín tên miền, SEOmoz đã mô phỏng thuật toán tốt nhất  của Google để xem kết quả của công cụ tìm kiếm được tạo ra như thế nào. Hơn 150 mục được nói đến trong tính toán này. SEOmoz liên tục điều chỉnh thuật toán theo từng thời điểm. Điều này có nghĩa là số điểm của độ uy tín tên miền trang web của bạn thường sẽ dao động. Chính vì lẽ đó, sẽ thật tuyệt vời nếu bạn sử dụng độ uy tín của tên miền như là 1 tiêu chuẩn quan trọng để vượt qua đối thủ trên SERP.

Cách tính điểm độ uy tín của tên miền như thế nào

SEOmoz đánh giá và chấm điểm cho tên miền theo mô hình lôgarít từ 0 đến 100 điểm. Do đó,  bạn sẽ dễ dàng đạt được số điểm từ 20-30 và để đạt được số điểm 70-80 là một thách thức lớn dành cho các bạn.

Độ uy tín của tên miền và Độ  uy tín của trang

Trong khi độ uy tín của tên miền (Domain Authority) đánh giá dựa trên việc xếp hạng độ mạnh yếu của các tên miền chính hoặc các tên miền phụ, thì độ uy tín của trang (Page Authority) đánh giá đựa trên độ mạnh yếu của trang cá nhân. Điều này cũng đúng đối với các tham số như mozRank và mozTrust.

Áp dụng tốt nhất trong SEO

Mình tác động đến tham số này bằng cách nào?

Không giống như các tham số SEO khác, độ uy tín của tên miền (Domain Authority) rất khó bị ảnh hưởng trực tiếp. Bởi vì nó được thực hiện bởi một tổng hợp của các tham số (mozRank, mozTrust, link profile,...) đều có sự tác động vào điểm số này. Điều này đã được thực hiện một cách có hàm ý vì tham số này có nghĩa nhất định để đánh giá gần đúng trang web cạnh tranh như thế nào trong Google.com. Kể từ khi Google.com đưa vào rất nhiều yếu tố, một tham số để tính toán nó cần phải kết hợp rất nhiều yếu tố.

Điều này có nghĩa là cách tốt nhất để tác động đến tham số này là cần phải cải thiện chiến lược SEO một cách toàn diện. Đặc biệt, bạn nên tập trung vào dữ liệu liên kết của bạn (liên quan đến mozRank và mozTrust) bằng cách tạo liên kết nhiều hơn đến từ các liên kết tốt của các trang khác.


Like , G+ và Share ủng hộ Vietchiase.com - Góc chia sẻ dành cho người Việt nhé ! ❤ Cám ơn ❤
Chia sẻ:

URL là gì?

URL là 1 đoạn text có thể đọc được, URL viết tắt của Uniform Resource Locator, được tạo ra để thay thế các (địa chỉ IP) mà máy tính sử dụng để giao tiếp với server. Chúng cũng giúp xác định cấu trúc file trên 1 website nhất định.
Ví dụ :
http://www.gapro.net
 URL phải chứa ít hơn 2048 ký tự để được hiển thị trên trình duyệt Internet Explorer.

URL xuất hiện ở đâu ? Nhận biết URL như nào?


Url xuất hiện trên SErp

Url xuất hiện trên Tab


Áp dụng tốt nhất trong SEO

URL giúp miêu tả 1 site, page đối với người dùng và SE. Vì thế phải cố gắng tạo nên URL chính xác, hấp dẫn, thuyết phục để có được thứ hạng tốt.

URL của web phải ngắn gọn và mang tính miêu tả cao. Ví dụ, nếu cấu trúc web bao gồm nhiều cấp độ file, thì URL cũng cần phải thể hiện điều này bằng folder và subfolder. URL của 1 page riêng cũng cần mang tính miêu tả và không được quá dài, để người dùng chỉ cần nhìn vào URL cũng biết page có gì. Sau đây là 1 vài ví dụ về URL:



1. Amazon.com 
http://www.amazon.com/gp/product/B0007TJ5OG/102-8372974-4064145?v=glance&n=502394&m=ATVPDKIKX0DER&n=3031001&s=photo&v=glance

2. Canon.com 
http://consumer.usa.canon.com/ir/controller?act=ModelDetailAct&fcategoryid=145&modelid=11158

3. DPReview.com 
http://www.dpreview.com/reviews/canonsd400/
Ở cả ví dụ 1 và 2, người dùng không thể biết URL trỏ đến đâu. Ở ví dụ 3, có thể dễ dàng nhận thấy Cannon Sd400 là bài viết chính của trang.

Ngoài vấn đề ngắn gọn và rõ ràng, 1 điều rất quan trọng là phải hạn chế số tham số động trong 1 URL càng ít càng tốt. Tham số động là dữ liệu về 1 giá trị nào đó được ghi nhận. Ví dụ: n=3031001, v=glance, categoryid=145

Chú ý rằng:

Trong URL của Amazon và Cannon, số tham số động là 3 hoặc nhiều hơn thế. Trường hợp lý tưởng nhất là không có nhiều hơn 2 tham số. Rất nhiều chuyên gia làm việc cho các SE đã khẳng định rằng vô số trường hợp các URL với nhiều hơn 3 tham số đã không được bọ tìm kiếm trừ khi chúng thấy thực sự cần thiết (ví dụ: có rất rất rất nhiều link trỏ về).

Lợi ích chính của URL

1. Có nghĩa

Một URL chuẩn phải thật sự có nghĩa về mặt từ ngữ. Vd của DPReview phía trên là 1 ví dụ tốt về 1 URL chuẩn có nghĩa. (Thừa nhận là trang đó có nội dung đúng như vậy) Thật dễ dàng để biết nội dung chỉ bằng cách nhìn vào URL. Điều này thật sự có ích với người dùng và công cụ tìm kiếm.

2. Thích hợp
Một lợi ích khác của việc có 1 URL chuẩn là webmasters sẽ có được lượng traffic liên quan đến đúng keyword. Điều này cũng giống như thẻ tiêu đề, sẽ quyết định độ thích hợp của thông tin và thứ hạng website.

3. Links
URL chuẩn còn có 1 lợi ích khác khi nó đóng vai trò là anchor text khi được copy và paste trong các forum, blog … Trong ví dụ của DPReview, công cụ tìm kiếm sẽ tìm  và xếp hạng trang web với các điều kiện trong URL như dpreview, đánh giá, canon, sd, 400.

Like , G+ và Share ủng hộ Vietchiase.com - Góc chia sẻ dành cho người Việt nhé ! ❤ Cám ơn ❤
Chia sẻ:

Tên miền (Domain)

Tên miền (Domain) là địa chỉ của những website mà con người có thể đọc được trên mạng internet. Tên miền gốc, được nhận biết bởi những tên miền của mình, có những phần mở rộng như .com, .org, .net... (ví dụ: http://www.example.com).
Tên miền phụ là một thành phần cấp thấp hơn tiên miền gốc và đặt trước tên miền. (ví dụ: http://subdomain.domain.com).

Tên miền có 2 dạng phổ biến là tên miền gốc và tên miền phụ

Tên miền gốc (Root Domain)

Một tên miền gốc là cấp cao nhất của hệ thống phân cấp tên miền. Tên miền gốc được mua từ các đại lý. Sau đây là 1 số ví dụ về tên miền gốc:
example.com
gapro.net
google.com

Tên miền phụ (Subdomain)

Tên miền phụ là một tên miền “cấp thứ 3” và nó là một phần của tên miền cấp cao hơn, tên miền cấp cao nhất. Ví dụ: “diendanraovat.gapro.net” và “diendanseo.gapro.net” đều là tên miền phụ của tên miền gốc “gapro.net”. Tên miền phụ đc miễn phí khởi tạo dưới bất kì tên miền gốc nào mà nhà quản trị mạng quản lý.

Có 2 sự lựa chọn tên miền phụ phổ biến nhất là:

  • http://www.example.com (www là tên miền phụ)
  • http://example.com (ko có tên miền phụ)


Áp dụng tốt nhất trong SEO

Để đạt được lưu lượng tối đa từ bộ máy tìm kiếm, thì việc duy trì các yếu tố sau đây rất quan trọng:

1. Tên miền dễ nhớ.

Có 1 số cân nhắc khi lựa chọn tên miền. Trong đó có việc làm cho tên miền ngắn lại, dễ nhớ, và dễ viết. Một việc cũng rất quan trọng là tên miền dễ nhập vào trình duyệt. Điều này đặc biệt đúng đối với các quảng cáo miệng buộc người dùng phải gõ tên miền vào trình duyệt của họ, và như vậy nếu bạn sở hữu một tên miền dễ nhớ và dễ viết thì sẽ giúp người dùng dễ dàng truy cập vào website của bạn hơn.

2. Tên miền chứa từ khóa.

Tốt nhất, bạn nên có sự cân bằng giữa việc tìm thương hiệu, hấp dẫn, độc đáo, tên miền thân thiện với một tên miền có chứa từ khóa mà bạn đang cố gắng để làm SEO. Lợi ích của việc sở hữu một tên miền có chứa từ khóa sẽ gấp đôi so với tên miền thông thường. Thứ nhất, tên miền bản thân nó là một yếu tố xếp hạng quan trọng mà các công cụ xem xét khi tính toán để xếp hạng. Thứ hai, tên miền chứa từ khóa là một lợi thế bởi vì tên miền là văn bản mà người sử dụng Internet khác sẽ sử dụng như là anchor text (neo văn bản) khi liên kết. Kể từ khi các từ khóa trong văn bản neo là một yếu tố xếp hạng quan trọng, từ khóa chứa tên miền sẽ có tác động tích cực đáng kể trên bảng xếp hạng.

3. Dấu gạch ngang:

Với mục đích hướng đến người dùng, một tên miền dài hơn 3 từ nên được cách nhau bằng dấu gạch ngang. Điều này có nghĩa rằng, việc sử dụng dấu gạch ngang như vậy đồng nghĩa với việc spam. Chính vì thế bạn nên tránh việc chọn tên miền có nhiều hơn 3 từ.

4. Tên miền cấp cao nhất không phải là .com:

Khi bạn đăng ký 1 tên miền, các nhà cung cấp sẽ cho bạn nhiều sự lựa chọn với nhiều loại tên miền khác nhau. Tuy nhiên để có được lưu lượng lớn nhất thì lời khuyên là bạn nên mua tên miền với đuôi .com. Ngoài ra, người làm SEO không nên mua những tên miền có lưu lượng thấp như tên miền có đuôi .biz, .info, .ws, .name, ...

5. Tên miền phụ hoặc Thư mục phụ:

Kể từ khi bộ máy tìm kiếm giữ lại những tiêu chuẩn đánh giá khác nhau cho tên miền chính thay vì tên miền phụ, người ta khuyến cáo rằng bạn nên tạo link cho nội dung độc đáo của bạn có dạng như là blogs ở thư mục phụ hơn là dạng của tên miền phụ (nên tạo link dạng www.example.com/blog hơn là blog.example.com). Ngoại trừ trường hợp đó là trang web cụ thề về ngôn ngữ (ví dụ như web tiếng anh en.example.com)

6. Mua và chuyển hướng tên miền:

Việc mua các trang web vì các liên kết của chúng và chuyển hướng các liên kết này đến một trang web khác từ lâu đã là việc làm quen thuộc của người làm SEO. Mặc dù việc làm này đã mang lại hiệu quả, các nhà lãnh đạo (như Danny Sullivan) đã viết bài "mua tên miền" (http://searchengineland.com/do-links-from-expired-domains-count-with-google-17811) cho rằng Google chủ yếu làm giảm giá trị các liên kết đến trang web khi tên miền hết hạn hoặc khi bạn thay đổi tên miền khác.

7. Độ dài việc đăng ký tên miền:

Có ý kiến cho rằng chiều dài việc đăng ký tên miền đó là yếu tố quan trọng trong SEO. Khi được hỏi về việc này thì Matt Cutts của Google nói "Theo sự hiểu biết của tôi, không có bộ máy tìm kiếm nào khẳng định rằng việc sử dụng chiều dài khi đăng ký làm yếu tố để đánh giá điểm của một trang web. Nếu bạn xem đó là thước đo để đánh giá điểm của trang web, thì bạn đã gặp vấn đề. Lý do cơ bản để làm mới một tên miền nếu đó là tên miền chính của bạn, hoặc bạn đã sử dụng nó trong một thời gian nhất định, hoặc bạn thích sự tiện lợi của việc làm mới này để bạn không phải quá lo lắng khi tên miền của bạn hết hạn.

8. Chuyển đổi tên miền:

Nếu bạn cần chuyển đổi tên miền sang một tên miền khác, có vài yếu tố bạn cần phải quan tâm. Điều này khá quan trọng khi thiết lập việc chuyển hướng từ trang đến trang ví như các trang con và các trang có nội dung độc đáo được chuyển hướng từ tên miền cũ phải tương đương với các trang con và các trang có nội dung độc đáo của tên miền mới. Người làm SEO nên tránh việc chuyển hướng tất cả các trang từ một tên miền đến trang chủ của một tên miền khác. 

Like , G+ và Share ủng hộ Vietchiase.com - Góc chia sẻ dành cho người Việt nhé ! ❤ Cám ơn ❤
Chia sẻ:


A. Anchor text là gì?


Anchor text hay còn gọi mỏ neo văn bản nghĩa là mọi người có thể nhìn thấy từ đó liên kết tới một trang đích bằng cách nhấp chuột vào phần văn bản đó, hiểu theo cách khác nghĩa là phần văn bản nào nhấp vào mà tới một trang đích nào đó thì đấy chính là Anchor Text.



Áp dụng tốt nhất trong SEO


Là công cụ tìm kiếm đã trưởng thành, họ đã bắt đầu xác định nhiều số liệu để xác định thứ hạng . Một số liệu mà đứng ra giữa các phần còn là liên kết thích hợp. Liên quan liên kết được xác định trong cả nội dung của trang nguồn và nội dung của các văn bản neo (anchor text). Đó là một hiện tượng tự nhiên xảy ra khi mọi người liên kết các nội dung khác trên trang web.

Điều này rất dễ hiểu với một ví dụ. Hãy tưởng tượng rằng giả sử mình viết một blog về "làm đẹp". Và bạn đang tìm hiểu thêm về "làm đẹp", mình đánh dấu lại một phần đọc trực tuyến ngày xưa những gì người khác đã nói về "làm đẹp". Bây giờ tưởng tượng rằng trong khi đọc về chủ đề yêu thích của bạn, bạn tìm thấy một bài viết về "thủ thuật làm đẹp mái tóc". Bạn cảm thấy vui mừng, bạn quay trở lại trang web của bạn và về bài viết để bạn bè của bạn có thể đọc về nó.

Khi bạn viết các bài đăng blog và liên kết đến bài viết, bạn nhận được để lựa chọn các neo văn bản cho các liên kết trỏ vào bài viết. Bạn có thể chọn một cái gì đó giống như "bấm vào đây", nhưng nhiều khả năng bạn sẽ chọn một cái gì đó có liên quan đến bài viết. Trong trường hợp này, bạn chọn "thủ thuật làm đẹp mái tóc" Một người nào khác liên kết đến bài viết đó có thể sử dụng liên kết là anchor text (neo văn bản) "các biện pháp làm đẹp tóc".

Thông tin này là điều cần thiết để các công cụ tìm kiếm có thể sử dụng nó để xác định những gì có liên quan tới các trang mục tiêu và do đó truy vấn nó. Những mô tả này là tương đối khách quan và được chia sẻ bởi những người thực sự. Số liệu này, kết hợp với việc xử lý ngôn ngữ tự nhiên phức tạp, chia sẻ của các chỉ số liên quan liên kết trực tuyến.

Các chỉ số liên quan liên kết quan trọng khác là những nguồn liên kết và hệ thống phân cấp thông tin. Ví dụ, các công cụ tìm kiếm cũng có thể sử dụng thực tế là một người nào đó liên quan đến bài viết đánh dấu "làm đẹp tóc" từ một blog về "kỹ thuật nhuộm màu tóc" để bổ sung thuật toán của họ sự hiểu biết về sự liên quan của trang đã cho. Tương tự như vậy, các công cụ có thể sử dụng thực tế là bài viết gốc được nằm tại URL để xác định các vị trí cấp cao và phù hợp của nội dung.

Những điểm chính:

Nếu các liên kết trỏ đến một trang với các từ khóa trong văn bản neo của bạn, trang đó sẽ có khả năng được xếp hạng cao. Ví dụ thực tế ngày nay bao gồm các trang kết quả tìm kiếm tạo động cơ cho các truy vấn, "bấm vào đây "và "xem tiếp". Nhiều người trong số các kết quả của Google cho các truy vấn xếp hạng chỉ vì neo văn bản (anchor text) của liên kết trong nước.

Mọi người có xu hướng liên kết với nội dung bằng cách sử dụng neo văn bản của tên miền hoặc tiêu đề của trang. Đây là một lợi thế để SEO bao gồm các từ khóa mà họ muốn xếp hạng trong hai yếu tố.

Gần đây, một số quản trị trang web đã chạy thí nghiệm cho thấy cách để đếm nhiều cụm từ neo văn bản chứa trên cùng một trang và trỏ đến cùng một mục tiêu. Điều này được thực hiện bằng cách tạo ra neo trên trang mục tiêu và liên kết với những người neo bằng cách sử dụng hashags, chẳng hạn như cách SEOmoz liên kết với blog của bài:


B. Enternal Link - Liên Kết Ngoài

External Links là gì? 

External links hay liên kết ngoài là những liên kết trỏ từ trang web này với trang web khác chứa các liên kết này. Nói 1 cách dễ hiểu, nếu 1 website khác link đến web của bạn thì có thể coi đó là liên kết ngoài. Tương tự, nếu bạn link đến 1 web khác, đó cũng được coi là liên kết ngoài.

Mã code:

Thế nào là một liên kết ngoài?

Liên kết ngoài là liên kết chỉ đến 1 domain khác.
Các SEOers hàng đầu tin rằng external links là yếu tố quan trọng nhất của việc xếp thứ hạng.
External link hỗ trợ ranking khác nhiều so với Internal link bởi vì SE coi chúng là sự lựa chọn của bên thứ 3.
Các SEOers không nghĩ rằng thuộc tính title được sử dụng nhằm mục đích xếp hạng.


Áp dụng tốt nhất trong SEO

Nhiều SEOers hàng đầu tin rằng nhận được các liên kết bên ngoài là mục tiêu quan trọng nhất để đạt được thứ hạng cao. Điều này xuất phát từ ý tưởng rằng các liên kết bên ngoài là một trong những số liệu khó khăn nhất để thao tác và do đó một trong những cách tốt nhất cho công cụ tìm kiếm để xác định sự phổ biến của một trang web nhất định. Ý tưởng này lần đầu tiên được sử dụng bởi các công cụ tìm kiếm sớm Alta Vista và sau đó được cải thiện bởi Google.

Google lần đầu tiên trong buổi giới thiệu định nghĩa về PageRank (một thuật toán phát triển bởi đồng sáng lập Google Larry Page). Thuật toán này coi External Links là phiếu bầu cho sự phổ biến. Các trang có kết nối nhiều nhất chỉ vào họ được coi là phổ biến nhất. Khi họ được coi là có liên quan cho một truy vấn cụ thể, các trang phổ biến nhất và có liên quan sẽ trở thành những trang đầu tiên được liệt kê trong kết quả của Google. Mặc dù thuật toán này phức tạp hơn rất nhiều, tuy nhiên nó vẫn có khả năng bao gồm các khái niệm về liên kết bên ngoài là bầu chọn cho website.

Điểm quan trọng cần ghi nhớ trong liên kết ngoài - External links.

  • Độ tin cậy của các miền liên kết.
  • Không thêm liên kết ngoài vì lý do thiếu liên kết hoặc số lượng ít liên kết ngoài. Nên giữ số liên kết ở mức tối thiểu.
  • Liên kết tới một trang thích hợp thay vì liên kết nhiều trang từ cùng 1 website.
  • Độ phổ biến của các trang liên kết.
  • Sự phù hợp nội dung giữa các trang nguồn và trang mục tiêu.
  • Neo văn bản được sử dụng trong liên kết.
  • Số lượng các liên kết đến cùng một trang trên trang nguồn.
  • Số lượng tên miền liên kết đến các trang mục tiêu.
  • Số lượng các biến thể được sử dụng như văn bản neo để liên kết đến các trang mục tiêu.



Ngoài những tiêu chí vừa liệt kê ở trên, các liên kết bên ngoài là quan trọng vì hai lý do chính:

1. Độ phổ biến
Công cụ tìm kiếm đang rất khó khăn để đo lường chính xác sự phổ biến dựa trên số liệu về truy cập của trang web (theo các kỹ sư tìm kiếm Yahoo!), các liên kết bên ngoài là một thước đo ổn định hơn và là số liệu để đo lường dễ dàng hơn. Bởi vì số lượng lưu lượng truy cập được lưu trữ trong các bản ghi máy chủ cá nhân, trong khi đó các liên kết bên ngoài lại hiển thị công khai và dễ dàng lưu trữ. Vì lý do này nên các liên kết bên ngoài là một thước đo để xác định sự phổ biến của một trang web nhất định. Số liệu này (số liệu tương tự như PageRank) được kết hợp với các số liệu liên quan để xác định kết quả tốt nhất cho một truy vấn tìm kiếm nhất định.

2. Sự phù hợp
Liên kết cung cấp nguồn gốc liên quan rất có giá trị cho công cụ tìm kiếm. Neo văn bản được sử dụng trong các liên kết thường được viết bởi quản trị website (những người có thể giải thích về các trang web tốt hơn so với máy tính) và thường sẽ phản ánh nội dung của trang được liên kết đến. 

Các trang mục tiêu, trang nguồn cùng lĩnh vực được trích dẫn trong một liên kết cũng cung cấp các số liệu liên quan có giá trị cho công cụ tìm kiếm. Liên kết có xu hướng để trỏ đến nội dung liên quan. Điều này giúp các công cụ tìm kiếm thiết lập các trung tâm dữ liệu trên Internet và sau đó có thể sử dụng để xác nhận tầm quan trọng của một tài liệu web nhất định.


Like , G+ và Share ủng hộ Vietchiase.com - Góc chia sẻ dành cho người Việt nhé ! ❤ Cám ơn ❤
Chia sẻ: