SEO Onpage là gì? Cách làm cơ bản đem lại hiệu quả cao

Bạn mới bắt đầu tìm hiểu đến SEO? Và bạn khá mơ hồ về những thuật ngữ...
Khi mới tìm hiểu đến SEO, mình cũng như các bạn. Mơ hồ, mơ hồ...và dẫn đến tìm hiểu nhưng internet chia sẻ quá nhiều khiến bạn thêm mơ hồ. Những chia sẻ của mình cũng thế (hehe) đưa bạn đi những con đường vòng. Nhưng với bài viết này mình sẽ chơi trực diện. Điều mình hiểu và vẫn làm khi thực hiện các dự án SEO tại công ty SEO Phong Vũ
SEO Onpage là gì, SEO Onpage hiệu quả, SEO Onpage cơ bản

1. SEO Onpage là gì?

SEO Onpage là công việc tối ưu hóa Website và các trang con nằm trong Website sao cho Website đó thân thiện với SE (công cụ tìm kiếm)
- Mình ví dụ đơn giản ở đây mình có SE (công cụ tìm kiếm) là Google. Google thích ăn thẻ meta description thì tất nhiên Website của bạn khi làm SEO Onpage phải có thẻ meta description. Nội dung dưới sẽ chi tiết hơn về cách làm này. SE không chỉ ăn 1 món trên bàn ăn mà sẽ phải có nhiều món để nó thích thú với cái bàn ăn của bạn.
- Việc thực hiện Onpage tốt sẽ giúp bạn chiếm 1 ưu thế trong cuộc cạnh tranh đến gần hơn với danh hiệu "vị trí TOP" mà SE tặng bạn.

2. Cách làm SEO Onpage cơ bản đem lại hiệu quả cao

2.1 Nội dung (content)
Sở dĩ mình xếp nội dung đầu tiên vì gần đây Google đánh giá cao chất lượng nội dung của 1 Website. Như vậy chắc chắn món nội dung sẽ được Google ăn lâu dài. Để đáp ứng được thì bạn cần chú ý xây dựng nội dung:
- Duy nhất: Không sao chép, không copy từ website khác.
- Hữu ích: nội dung của bạn có ích với người xem và nội dung đó hấp dẫn, không nhàm chán. :( hix hix, sao mình mãi chưa làm được ở blog mình nhỉ.
- Liên quan đến chủ đề bạn đề cập: đừng "râu ông nọ cắm cằm bìa kia". Tiêu đề bài viết 1 kiểu mà nội dung 1 kiểu :D ngoài việc Google không thích mà còn gây khó chịu cho người đọc. Kết quả bạn nhận được là rất dễ "xây nhà mà không phải mua gạch". Xem thêm bài viết ví dụ Cách viết Blog hay để biết (bài đó mình nhận được hơi bị nhiều gạch đấy)
- Xuất hiện từ khóa: Nội dung bạn viết tự nhiên và chứa từ khóa thích hợp trong nội dung. Thông thường mình thấy từ khóa xuất hiện ở khoảng 200 ký tự đầu là ngon hơn. :) chỉ là mình nghĩ thế thôi.
- Tạo sơ đồ trang (Sitemaps): Điều này sẽ giúp Website, Blog của bạn dễ theo dõi hơn ngay cả với người xem và Google. Với Blogspot mình đã hướng dẫn tạo sitemaps cho blogspot
- Breadcrumbs: Nên có. Hiểu rõ hơn thì bạn xem ở bài viết: Breadcrumbs cho Blogspot
PS: Xong phần nội dung, nếu mình còn thiếu thì bổ xung giúp mình hoàn thiện nhé.
2.2 Các thẻ cần thiết
Các bài viết trên mạng share khá nhiều loại thẻ. Nhưng ở đây mình chỉ nói những thẻ khiến bạn bắt buộc cần phải có và nó thực sự quan trọng, ngoài ra những thẻ khác bạn phải thật hiểu nếu muốn thêm nó.
-> <title>...</title> : Chắc chắn rồi, đây là thẻ tiêu đề mỗi trang Web. Bạn có thể dễ dàng nhìn thấy thẻ này trên trình duyệt. Title tốt nhất dưới 65 ký tự.
Title

-> Meta description: Tốt nhất dưới 160 ký tự. Thường thì mình lấy từ 120 - 160 ký tự. Có cấu trúc khai báo dạng
<meta content='Miêu tả ngắn về trang của bạn' name='description'/>
-> Meta keywords: Từ 1 - 5 từ khóa. Có cấu trúc dạng
<meta content='Từ khóa 1, từ khóa 2,....' name='keywords'/>
2.3 Định dạng các thẻ H
Trong 1 nội dung của 1 trang Web nào đó thì điều này cần thiết
-> H1: Thấy các bạn bảo thẻ này là duy nhất, mình thấy thế cũng tốt mà 2 thẻ thì cũng ok. Điều quan trọng thẻ này phải đánh đúng trọng tâm từ khóa bạn hướng tới.
-> H2: Sử dụng 1-5 thẻ này trong mỗi trang, nhiệm vụ của nó là bao quanh nội dung của thẻ H1.
-> H3: Nên sử dụng 1-10 thẻ H3. Tương tự như thẻ H2. H3 cố gắng bổ trợ cho H2
-> H4, H5, H6: Tương tự, những thẻ H này không thực sự cần thiết. Tuy nhiên méo mó có hơn không. hehe
2.4 Hình ảnh
Về việc tối ưu hóa hình ảnh thì mình có những vấn đề sau cần quan tâm:
- Chất lượng hình ảnh: Nên sử dụng hình ảnh có kích thước đủ khung Website, Blog của bạn. Đa số <body> nội dung của blog có kích thước từ 600-800px. Hình ảnh rõ thì bạn có thể zoom về kích thước đó. Còn nếu hình ảnh nhỏ và mờ thì bạn có thể giữ nguyên kích thước. Nên sử dụng hình ảnh có đuôi .JPG hoặc .PNG
- ALT hình ảnh: điều này rất cần thiết vì theo SE của Google hiện tại khi tìm kiếm hình ảnh sẽ đọc nội dung nó thấy trong ALT và trả kết quả về.
- TITLE hình ảnh: bổ nghĩa cho ALT
Cấu trúc: <img alt="Mô tả hình ảnh" src="Link hình ảnh" title="Nội dung title ở đây" />
- Lưu tên hình ảnh: Sử dụng dấu gạch ngang làm phân cách. Tên hình ảnh sát với mô tả hình ảnh.
2.5 Robots.txt
- Bạn xem chi tiết tại bài viết: Robots.txt là gì? Tùy chỉnh Robots.txt
2.6 Google Analytics
- Bạn xem chi tiết tại bài viết: cách thêm Google Analytics
2.7 Google Webmaster Tools
(Còn mấy vấn đề liên quan mà bài viết hơi dài nên mình sẽ phân nhánh mỗi vấn đề liên quan tại 1 bài chuyên)
(Mình cập nhật hoàn thiện trong này hôm nay 23-7)
Like , G+ và Share ủng hộ Vietchiase.com - Góc chia sẻ dành cho người Việt nhé ! ❤ Cám ơn ❤
Chia sẻ:

Không có nhận xét nào: