5 yếu tố trong kỹ thuật SEO Onpage giúp tăng xếp hạng tốt

SEO Onpage có lẽ là quá trình quan trọng nhất, không chỉ giúp bạn có thứ hạng cao hơn mà Onpage còn giúp bạn có 1 chiến dịch internet marketing thành công. Mỗi chiến dịch internet marketing được bắt đầu từ 1 trang Web và nếu 1 trang web đáp ứng được 2 tiêu chí: tối ưu hóa công cụ tìm kiếm và tối ưu hóa được người dùng thì cơ hội thành công sẽ tăng lên.

Search Engine Optimization hay SEO hiểu đơn giản là 1 thuật ngữ đóng nó gói tất cả mọi thứ bạn phải làm để cải thiện vị trí xếp hạng trang web của bạn trên các công cụ tìm kiếm khác nhau. Như vậy, nó bao gồm tất cả các kỹ thuật bạn phải áp dụng tùy chỉnh trên trang Web (SEO Onpage) và những kỹ thuật mà bạn phải tác động bên ngoài trang Web (SEO Offpage)



1. SEO Onpage có quan trọng hơn SEO Offpage?
Có 1 bài viết về điều quan trọng của SEO Offpage đã được chia sẻ trước đó đã nêu khá chi tiết những vấn đề của SEO Offpage. Để tiếp cận được tối đa công cụ tìm kiếm và hiệu quả người dùng, làm cho người dùng cảm thấy thích thú với website của bạn thì cần phát triển cả 2 mặt Onpage và Offpage. Theo ý kiến của nhiều người thì SEO Onpage quan trọng hơn, :) bản thân mình cũng đồng tình như thế. Lý do xin được giải thích dưới đây.

– “Nói chuyện” với công cụ tìm kiếm: Nó làm cho ý nghĩa hơn để bắt đầu tiến hành SEO Onpage hay nói đúng hơn là chúng ta cung cấp thông tin để thuyết phục các công cụ tìm kiếm xếp hạng Website của mình ổn hơn, điều này có vẻ tốt hơn hơn so với SEO Offpage. Công cụ tìm kiếm là các chương trình máy tính (phần mềm) và nó được xây dựng tốt, hiểu được cụ thể 1 ngôn ngữ nào đó. Với SEO và đặc biệt là SEO Onpage bạn nói ‘ngôn ngữ của họ và mục tiêu của bạn là để giúp họ hiểu những gì bạn trang trang web của bạn có. Nói cách khác, đó là tín hiệu cung cấp nhiều thông tin cho họ, họ nhận được nhiều thông tin tốt thì khả năng cao là sẽ đạt được thứ hạng tốt hơn.

– SEO Onpage là hiểu về người dùng tốt hơn: Bạn đừng bao giờ quên rằng, mục tiêu chính của bạn là giữ chân người dùng, và tạo được cảm giác thích thú cho người dùng khi họ xem website của bạn. SEO Offpage có thể đem lại nhiều lượng truy cập vào trang web nhưng nếu nó không được tùy chỉnh thiết lập 1 cách chính xác, ví dụ không thân thiện với người dùng thì nhận được sự thất vọng từ người dùng, người dùng sẽ sớm thoát khỏi website của bạn.

– Nhiều Website đang gặp lỗi: Thật ngạc nhiên vì phần lớn website chưa được tối ưu hóa cho công cụ tìm kiếm. Mặc dù có rất nhiều thông tin về SEO nhưng nhiều quản lý website cho rằng nó không có giá trị trong làm SEO và họ đã bỏ qua chúng khi bắt đầu :( Đối với SEO Onpage có nhiều yếu tố để sử dụng, chắc chắn rằng khi bạn sử dụng nó tốt nó sẽ đem lại hiệu quả ở số lượng truy cập tốt.

– SEO Onpage đôi khi là tất cả những thứ bạn cần: Nếu bạn đang làm 1 trang web cho 1 doanh nghiệp nhỏ và bạn cần tùy chỉnh những gì để có được những khách hàng theo khu vực tìm kiếm (Local search) với các điều kiện khác nhau trên Google. Hiện tại, Google càng ưu tiên hơn nữa đối với những website tùy chỉnh hướng tới đối tượng theo khu vực. Và trường hợp này, SEO Onpage là tất cả những gì bạn làm.

– SEO Offpage làm sau khi SEO Onpage: Bạn hãy suy nghĩ, để bắt đầu quảng bá trang web của bạn được nhiều người biết tới thì bạn phải chắc chắn rằng trang web của bạn đã được tối ưu hóa và đang trong trình trạng tốt. Vì vậy, bước đầu tiên của việc làm SEO 1 trang web là Onpage trước sau đó mới tiến hành làm Offpage.

2. 5 yếu tố trong kỹ thuật SEO Onpage giúp tăng xếp hạng tốt
– Lý thuyết về SEO cũng khá nhiều và hợp lý rồi, bây giờ chúng ta hãy cùng triển khai đến phần kỹ thuật thực tế

5.1 Nội dung được ưu tiên trước

– Một trang web với nội dung tốt, đa dạng, phong phú đưa đến cho bạn những phát triển vượt bậc của website. Ngược lại, 1 webstie có nội dung bị đánh giá xấu sẽ không tồn tại được. Trong SEO, 1 website có nội dung tốt chắc chắn sẽ là điểm mạnh trong việc thu lại kết quả.

Vậy, nội dung được đánh giá tốt là như thế nào?


  • Nội dung nguyên bản: (Bài viết, văn bản, hình ảnh, bản thuyết trình, video, nhận xét…) không phải là bản sao chép hoặc tái bản lại từ các trang tạp chí, báo…
  • Nội dung xuất bản trên website của bạn là đầu tiên: Thậm chí nếu đó là nội dung của bạn mà nó đã được xuất bản trên 1 website khác trước thì nó sẽ không tốt cho website của bạn


  • Nội dung chứa văn bản là tốt: Nếu nội dung chỉ đơn thuần là Video, hình ảnh… sẽ không tốt lắm. Hãy thử ghi những nội dung kèm theo những hình ảnh hoặc video đó. Nếu bạn đăng tải video, hãy cố gắng dùng văn bản để nói về video đó, hoặc nếu bạn đăng tải hình ảnh thì sử dụng văn bản để miêu tả hình ảnh ấy nhé.
  • Nội dung đó là hữu ích: Nhiều bạn đưa ra kết quả của việc xuất bản nội dung là phải kiếm được nhiều tiền từ nội dung đó. Điều ấy đúng, nhưng bạn hãy cố gắng hiểu rằng. Nội dung có giá trị cho người dùng thì Website của bạn sẽ có giá trị với người dùng. Vì thế, hãy xây dựng những nội dung hữu ích và thiết thực với người dùng.
  • Nội dung đó đã được tìm hiểu: Người dùng không muốn đọc 1 cái gì đó chớp nhoáng và không chính xác, công cụ tìm kiếm cũng vậy. Nếu bạn đang viết về 1 chủ đề nào đó hoặc bạn đang viết để trả lời 1 câu hỏi thì bạn hãy chắc chắn rằng những điều bạn viết là hợp lý, tốt hơn nữa nếu nội dung ấy xoay quanh chủ đề chung của website của bạn.
  • Tần suất gửi bài: Khá quan trọng, đầu tiên bạn phải có nội dung mới trên trang sau đó thiết lập 1 tuần số xuất bản bài đăng và cố gắng dựa vào tần số hợp lý đó.

5.2 Tiêu đề trang, mô tả và định dạng

– Điều này có lẽ cũng nhắc tới 101 lần rồi nhưng vẫn khẳng định rằng nó rất quan trọng và rất tốt đấy. Khi công cụ tìm kiếm ghé thăm trang của bạn nó sẽ tìm tới: tiêu đề (title), mô tả (description) của trang, tiếp theo nó tìm đến các định dạng lớn nhỏ (ví dụ các thẻ H, strong…) và hình ảnh. Công cụ tìm kiếm làm như thế vì nó cần phải hiểu tất cả những gì đang có trên trang của bạn để rồi sau đó dựa vào các yếu tố bên ngoài (SEO Offpage, quyền tên miền, cạnh tranh…) để nó đặt vị trí trang web của bạn trong chỉ mục của nó.


  • Tiêu đề trang: Mỗi trang phải có 1 tiêu đề duy nhất để công cụ tìm kiếm và người dùng hiểu được rằng nội dung chính của trang đó nói về cái gì. Một trang có tiêu đề (thẻ title) dạng như “Google Adwords và SEO – cái nào tốt cho Marketing của bạn?” chắc chắn sẽ tốt hơn rất nhiều so với title “index.html“
  • Mô tả: – Mô tả trang là những gì người tìm kiếm sẽ thấy trong trang kết quả công cụ tìm kiếm. Vì vậy, nó đã được mô tả, lên đến 150 ký tự duy nhất cho mỗi trang. Đó là cơ hội của bạn để quảng cáo trang web của bạn và thuyết phục người tìm kiếm bấm vào liên kết của bạn và truy cập trang web của bạn hơn là chọn một trong các liên kết khác.


  • Định dạng: Mỗi trang cần phải được định dạng đúng. Hãy nghĩ nó như là 1 bản báo cáo, cần phải có 1 tiêu đề (H1) và tiêu đề phụ (H2), cùng với đó là những định dạng chữ đậm, in nghiêng,… Không chỉ có việc đưa văn bản lên trên trang, bạn phải chắc chắn rằng nó rất dễ để đọc được và bắt mắt người xem nữa. Bên cạnh những việc làm định dạng giải thích ở trên bạn cũng cần phải sử dụng một kích thước phông chữ tốt (ít nhất là 12px) và phân chia văn bản thành các đoạn nhỏ (tối đa 4-5 dòng).
  • Hình ảnh: Nội dung có hình ảnh là quan trọng nhưng việc làm này không nên để ảnh hưởng tới thời gian tải trang web. Những lưu ý khi sử dụng hình ảnh dưới đây sẽ giúp bạn:

+ Sử dụng hình ảnh ban đầu: nếu bạn cần tham khảo hình ảnh từ 1 trang web nào đó, hãy tìm hiểu khi lựa chọn hình ảnh nguồn đó.

+ Tối ưu hóa kích thước hình ảnh: Giảm nhẹ kích thước hình ảnh (bytes) nhưng vẫn giữ được chất lượng hình ảnh tốt và độ nét vẫn giữ được. Có thể sử dụng những công cụ như Photoshop,…để thực hiện điều này. Còn nếu làm online thì bạn có thể dùng Yahoo Smush.it để giảm kích thước hình ảnh mà không bị mất đi chất lượng ảnh.

+ Sử dụng ALT để mô tả hình ảnh: Điều này giúp các công cụ tìm kiếm hiểu rõ hơn hình ảnh đó là nói về cái gì.

+ Đặt tên mô tả cho hình ảnh: Thay vì hình ảnh có tên là “images01.jpg” thì bạn hãy đặt tên mô tả hình ảnh đó ví dụ như “seophongvu.jpg”

+ Sử dụng 1 mạng để phân phối nội dung: Nếu bạn có rất nhiều hình ảnh cho 1 trang duy nhất thì bạn có thể sử dụng 1 mạng khác để phân tải nhiều hình ảnh ấy. Ví dụ bạn có thể sử dụng Google, Amazon,…để đăng tải những hình ảnh đó lên và lấy link hình ảnh về nội dung của bạn, điều này giúp bạn có nhiều hơn 1 máy chủ để tải nhiều hình ảnh trong nội dung bài viết đó.

5.3 Cấu trúc URL

Cấu trúc URL là 1 phần quan trọng của SEO Onpage. Chúng tôi thường chia làm 4 loại cấu trúc URL để giải thích rõ nhất về vấn đề này


  • Liên kết thường xuyên (Permanent Link): Đây là liên kết thường được hiểu là dùng cho bài viết của trang. Bạn thường xuyên đăng tải thêm bài viết mới, URL tốt nên ít hơn 255 ký tự và sử dụng dấu gạch nối ( - ) để ngăn cách những chữ khác nhau.

Ví dụ 1 URL tốt là

http://seophongvu.com/thiet-ke-website-chuan-seo.html

URL xấu là

http://seophongvu.com/?p=38

http://seophongvu.com/thietkewebsitechuanseo.html

hoặc http://seophongvu.com/abcd/1234/xyz/567/thiet_web.html


  • Chuyên mục (Category): Nhóm bài viết trên trang của bạn được thêm vào những chuyên mục, ví dụ như ở website này chúng tôi có chuyên mục Services bao gồm nhiều bài viết nội dung cùng 1 nhóm. Việc này giúp cho người dùng và công cụ tìm kiếm dễ tìm thấy những gì họ cần tìm. Nó giống như 1 cái kho, có rất nhiều hạng mục và bạn sắp xếp những hạng mục ấy rõ ràng nhau để người vào kho dễ dàng tìm thấy sản phẩm ở 1 hạng mục nhất định. Bạn có thể có những “tiểu mục” (chuyên mục con nhỏ cấp hơn). Nhưng lời khuyên của chúng tôi là cố gắng đừng đi qua chuyên mục con cấp 1. Ví dụ Trang chủ >> Chuyên mục >> Chuyên mục con cấp 1.
  • Breadcrumb: được hiểu như là đường dẫn giúp người xem thao tác dễ dàng hơn và biết rằng mình đang ở vị trí nào trong website đó. Điều hướng trang web khi người xem đi sâu vào những trang con của website. Ví dụ xem hình dưới đây:


  • Sử dụng sơ đồ trang (Sitemap): Một trong những lựa chọn ở Menu thường là Sitemap. Bạn có thể thấy ở Website này ở menu cuối trang. Đây là 1 tập tin .XML thống kê các URLS của trang web của bạn.

5.4 Liên kết nội bộ (Internal linking)

Liên kết các trang trên website với nhau khá quan trọng trong SEO, vì:

– Giúp công cụ tìm kiếm và người dùng biết tới trang khác của bạn: Nhiều nội dung trên website của bạn có liên quan đến nhau. Công cụ tìm kiếm thấy được các trang được liên kết đến, nó sẽ đọc những trang có liên kết đó để hiểu được nội dung trong liên kết mà bạn đã giới thiêu. Người dùng cũng vậy, điều này giúp website của bạn được người dùng ở lại lâu hơn và xem nhiều trang hơn.

– Chỉ rõ cho công cụ tìm kiếm biết đâu là trang quan trọng: Mỗi 1 trang web thường có 1 số trang quan trọng hơn những trang khác. Một liên kết nội bộ là 1 trong những cách trỏ đến những trang quan trọng ấy.

– Tăng thời gian ở lại web: Như đã nói ở ý trên, người dùng được giới thiệu và xem nhiều hơn 1 trang mà họ đang đọc bằng cách nhấp chuột vào những link mà bạn giới thiệu ở nội dung ấy. Điều ấy giúp thời gian người dùng ở lại trên web lâu hơn, hữu ích cho website của bạn.
5.5 Tốc độ và quyền tác giả

Được xếp sau nhưng không kém phần quan trọng, 2 kỹ thuật SEO này đang ngày càng trở nên quan trọng hơn đặc biệt là sau khi phát hành thuật toán chim cánh cụt 2.0 (hoặc 4.0 như một số người muốn nói nó): Tốc độ và quyền tác giả.

– Tốc độ: Google đang đầu tư rất nhiều để cải thiện thời gian tải trang trên mỗi ứng dụng của Google, đây cũng là cách để chăm sóc người dùng tốt hơn. Chắc hẳn bạn sẽ bày tỏ ý muốn của mình khi truy cập vào 1 website nào đó, bạn muốn nó nhanh hơn, không mất thời gian chờ đợi. Công cụ tìm kiếm cũng nghĩ như bạn, tốc độ tải trang nhanh sẽ giúp nó nhanh chóng nạp chỉ mục của bạn.

Là một người quản trị web, bạn nên suy nghĩ về tốc độ và sự ổn định càng nhanh và an toàn càng tốt. Google cũng có 1 công cụ hỗ trợ để khuyến cáo người dùng kiểm tra tốc độ Website của mình. Bạn có thể tham khảo tại Google Speed

– Quyền tác giả: Google đang cố gắng nỗ lực cho những bản vá tiếp theo là xác minh được quyền tác giả nội dung, qua đó nó phân tích được và xét vị trí thứ hạng tương ứng. Điều này nếu ai đã từng sử dụng Youtube của Google thì chắc chắn sẽ hiểu Google coi trọng bản quyền tác giả như thế nào. Bạn hãy sử dụng Google để kết nối nội dung với Website của mình, giúp Google dễ dàng hơn trong việc xác nhận tác giả. Chắc chắn rằng trong tương lai gần Google sẽ hoàn thiện được cách xác minh ấy.

Kết luận:
Hy vọng rằng với 5 yếu tố của SEO Onpage vừa phân tích ở trên sẽ giúp bạn cải thiện được vị trí xếp hạng của Website. Cùng với đó là cách bạn làm chủ website của mình được tốt hơn.
Chúc các bạn vui vẻ !
Link nguồn bv: 5 yếu tố kỹ thuật SEO Onpage giúp tăng xếp hạng tốt
Biên soạn bởi: SEO Phong Vũ
Like , G+ và Share ủng hộ Vietchiase.com - Góc chia sẻ dành cho người Việt nhé ! ❤ Cám ơn ❤
Chia sẻ:

Không có nhận xét nào: